Cấu Tạo Của Tấm Ốp Nhựa PVC Gồm Những Gì?

Friday, 28/06/2024 0

Cấu tạo của tấm nhựa ốp tường PVC sẽ bao gồm lớp phủ UV phía trên tiếp đến là lớn màng film hoa văn, lớp cốt tấm và lớp đế nhựa. Hãy cùng An Thịnh Tiến tìm hiểu rõ hơn về cấu tạo của tấm nhựa ốp tường PVC cũng như các định nghĩa xoay quanh chủ đề này qua bài viết dưới đây.

1. Tấm nhựa ốp tường PVC là gì?

Cấu tạo tấm nhựa ốp tường

Tấm nhựa ốp tường PVC là gì?

Tấm ốp tường PVC là một loại vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường được sản xuất nhờ các thành phần chủ yếu đến từ nhựa nguyên sinh. Sản phẩm này được sản xuất bằng công nghệ hiện đại kết hợp giữa nhựa PVC và các nguyên liệu thiên nhiên như bột đá, sợi gỗ, sợi tre và được phủ lớp UV bảo vệ.

Sử dụng tấm nhựa ốp tường PVC thay cho gỗ thật đang là một trong các giải pháp bảo vệ môi trường hiệu quả khi thực trạng chặt phá rừng đang ngày càng báo động hơn.

2. Cấu tạo của tấm nhựa ốp tường PVC

Cấu tạo của tấm nhựa ốp tường PVC sẽ thường có 4 lớp gồm lớp phủ, lớp màng film, lớp cốt nhựa và lớp đế với mỗi lớp sẽ mang 1 chức năng khác nhau.

Cấu tạo tấm nhựa ốp tường

Cấu tạo của tấm nhựa ốp tường PVC

2.1 Lớp phủ UV cao cấp

Lớp phủ UV nằm ở bề mặt của tấm ốp tường PVC có nhiệm vụ bảo vệ tấm ốp khỏi các tác động xấu từ môi trường và thời tiết. Thêm vào đó, lớp phủ này còn giúp tăng độ bóng mịn cho tấm ốp giúp tấm ốp lên màu thêm phần đẹp mắt.

2.2 Lớp màng film hoa văn

Đây là lớp mang tính thẩm mỹ cho tấm ốp khi mỗi thương hiệu lại sản xuất theo các loại màng vân khác nhau, nhưng các màng vân gỗ, vân đá, vân chìm,... là các loại màng vân được sử dụng phổ biến nhất thị trường.

Ngoài ra, lớp màng film hoa văn này càng dày sẽ càng giúp cho tấm ốp lên màu chân thực hơn và không lộ cốt tấm dù được đặt trong điều kiện ánh sáng cao

2.3 Lớp cốt tấm nhựa PVC

Lớp nhựa lõi nằm ngay trên lớp nhựa nền được làm từ nhựa PVC nguyên chất, đây là lớp nhựa chính đóng vai trò tạo nên chất lượng cốt lõi cho cả tấm ốp. Khả năng chịu lực, chống cháy, chống ẩm, không biến dạng khi va đập,... sẽ hoàn toàn dựa vào chất lượng của loại tấm ốp nhựa này.

2.4 Lớp đế

Lớp đế PVC nằm ở dưới cùng của tấm ốp tường được làm từ nhựa PVC và keo nên đây sẽ là lớp nền giữ cho tấm ốp . Thông thường, đây sẽ là lớp tiếp xúc trực tiếp với bề mặt bức tường nên mọi hơi ẩm mốc, nóng chảy,... sẽ được lớp đế này hấp thụ tránh làm ảnh hưởng đến tấm ốp.

3. Đặc điểm của tấm nhựa ốp tường PVC 

Cấu tạo tấm nhựa ốp tường

Cấu tạo của tấm nhựa ốp tường PVC

Nhờ vào cấu tạo của tấm nhựa ốp tường PVC nên loại tấm ốp này sẽ bao gồm các đặc điểm, mang các đặc tính sau đây:

  • Hoa văn chân thực, tinh xảo giống với các sản phẩm tự nhiên đến 90%
  • Chất liệu nhựa nguyên sinh an toàn cho sức khỏe và thân thiện môi trường
  • Chống nước và ngăn ngừa ẩm mốc hiệu quả
  • Cách âm, cách nhiệt tốt và chống cháy lan hoàn hảo
  • Khả năng chịu va đập mạnh
  • Khối lượng nhẹ, lắp đặt nhanh chóng và an toàn

4. Tiêu chí lựa chọn tấm ốp tường PVC chất lượng cao

Cấu tạo tấm nhựa ốp tường

Tiêu chí lựa chọn tấm ốp tường PVC chất lượng cao

Việc chọn tấm ốp tường PVC chất lượng là yếu tố then chốt để đảm bảo độ bền đẹp của tấm ốp theo thời gian. Một tấm ốp PVC đáng tin cậy cần đáp ứng đủ 7 tiêu chí sau:

  • Hoa văn và chi tiết sắc sảo
  • Màu sắc đồng đều đảm bảo độ đều màu giữa các tấm ốp
  • Độ dày của tấm ốp đạt chuẩn
  • Chịu lực tốt trong mọi điều kiện thời tiết
  • Giá thành phù hợp
  • Chính sách bảo hành và đổi trả tốt
  • Được cung cấp bởi nhà cung cấp uy tín

5. Hướng dẫn thi công tấm nhựa ốp tường PVC

Bên cạnh cấu tạo của tấm nhựa ốp tường PVC thì quá trình lắp đặt tấm nhựa ốp tường cũng rất quan trọng và bạn cần tham khảo bao gồm 6 bước chi tiết như sau:

Bước 1: Đo lường và xác định vị trí lắp đặt

  • Sử dụng thước đo chính xác để đo khu vực cần lắp đặt nhằm đảm bảo độ chính xác cao.
  • Lập bản vẽ chi tiết về vị trí lắp đặt các tấm nhựa ốp tường bao gồm cả vị trí thanh nẹp và khung đỡ.
  • Xác định các vị trí khó thi công như ổ điện, công tắc điện, dây điện,... để tránh gặp phải các vấn đề trong quá trình thi công.

Bước 2: Dọn dẹp bề mặt thi công

  • Dọn dẹp khu vực thi công, loại bỏ bụi bẩn và đảm bảo bề mặt tường sạch sẽ trước khi thi công sẽ là giúp tấm ốp có tuổi thọ cao hơn.
  • Bào phẳng các vết nứt và lồi lõm trên bề mặt tường để tạo một bề mặt phẳng dễ dàng thi công.
  • Chờ đợi cho bề mặt tường khô hoàn toàn trước khi tiến hành lắp đặt.

Bước 3: Cố định các tấm ốp lên tường

Lắp đặt khung xương:

  • Sử dụng khung xương kim loại hoặc thanh gỗ để làm khung đỡ cho các tấm nhựa ốp tường.
  • Đảm bảo cố định khung xương vào tường bằng đinh hoặc vít đẻ chúng chắc chắn hơn.
  • Kiểm tra độ cân bằng và phẳng của khung xương trước khi tiếp tục.

Cố định tấm ốp:

  • Sử dụng máy khoan và đinh để cố định các tấm nhựa ốp lên khung xương.
  • Đảm bảo các tấm ốp được lắp đặt chắc chắn và không bị lệch lạc.
  • Sử dụng nẹp góc để đảm bảo các góc cạnh của tấm ốp, tạo sự đồng nhất và thẩm mỹ cho công trình.

Bước 4: Lắp đặt khóa hèm để cố định tấm nhựa ốp tường

Lắp đặt khóa hèm:

  • Sử dụng khóa hèm để kết nối các tấm nhựa ốp tường với nhau, tạo ra một bề mặt nhựa ốp chắc chắn và đồng nhất.
  • Lắp đặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo sự khớp nối chính xác giữa các tấm ốp.
  • Cố định thêm độ chắc chắn bằng nẹp inox và keo dán để đảm bảo độ dính chặt, khít giữa các tấm ốp.

Kiểm tra và điều chỉnh:

  • Sau khi lắp đặt khóa hèm, hãy kiểm tra lại độ khít giữa các tấm ốp tường và đảm bảo không có khe hở hoặc bề mặt lồi lõm trên bề mặt tấm.
  • Sử dụng búa cao su gõ nhẹ vào các tấm ốp và điều chỉnh tùy theo địa hình.

Bước 5: Thi công lắp đặt các tấm nhựa ốp lên tường

Bôi keo dán:

  • Sử dụng keo dán chuyên dụng để liên kết các tấm nhựa ốp với nhau và với khung xương.
  • Bôi keo dán đều lên mặt sau của tấm ốp, đặc biệt là các cạnh mép và góc tường nhưng hãy bôi với lượng vừa đủ không quá nhiều sẽ gây cong vênh còn quá ít sẽ gây nên thiếu độ dính.
  • Chọn loại keo dán phù hợp với loại tấm nhựa và điều kiện thi công.

Lắp đặt tấm ốp:

  • Cẩn thận đặt tấm nhựa ốp lên vị trí đã đánh dấu, đảm bảo khớp với khóa hèm và khung xương.
  • Sử dụng tay để ấn nhẹ để cố định tấm ốp, đảm bảo keo dán bám chặt..

Bước 6: Vệ sinh tấm nhựa ốp tường sau khi hoàn thành

  • Sử dụng khăn ẩm để lau nhẹ nhàng bề mặt tấm nhựa ốp để loại bỏ bụi bẩn và keo dán dư thừa.
  • Tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh hoặc dung môi hóa học để không làm hỏng bề mặt tấm ốp.
  • Kiểm tra lại toàn bộ bề mặt tấm nhựa ốp, đảm bảo không có khe hở, gờ cao hay các vệt keo dán sót lại.
  • Sử dụng khăn sạch để lau khô bề mặt tấm nhựa ốp để hoàn thiện công trình lắp đặt sạch sẽ, không bụi bẩn.

Đây là quy trình chi tiết và cẩn thận để đảm bảo lắp đặt tấm nhựa ốp tường được thực hiện một cách chính xác và hiệu quả.

6. Địa chỉ sản xuất tấm ốp tường PVC chất lượng hàng đầu tại Việt Nam

An Thịnh Tiến Plastic là nhà máy sở hữu nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất và cung cấp tấm ốp tường PVC cho các đơn vị đại lý trải dài 63 tỉnh thành. Với tư cách là đơn vị phân phối lớn nhất trên toàn quốc, An Thịnh Tiến Plastic luôn cam kết đem lại sản phẩm với chất lượng tốt nhất trên thị trường, giá bán cạnh tranh và quy trình chăm sóc khách hàng hậu mãi luôn tận tình.

Quý khách có nhu cầu tư vấn, xin vui lòng liên hệ qua hotline 0975217088 - 0971651488, đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách một cách nhanh chóng và chi tiết.

Cấu tạo tấm nhựa ốp tường

Địa chỉ sản xuất tấm ốp tường PVC chất lượng hàng đầu tại Việt Nam

Cấu tạo của tấm ốp PVC sẽ cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn về loại tấm ốp này, về cách hiệu năng cùng độ hiệu quả của từng lớp tấm ốp. Hy vọng qua bài viết này, các độc giả của An Thịnh Tiến Plastic đã có thêm nhiều thông tin hữu ích.

Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi email cho chúng tôi
Liên hệ