-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Gỗ MFC là gì? Cách phân biệt gỗ MFC và MDF
Thursday,
21/03/2024
0
Gỗ MFC và gỗ MDF là các loại gỗ được sử dụng phổ biến nhất trong ngành xây dựng, đây là hai vật liệu có nhiều điểm khác biệt nhưng luôn nhận được vô vàn sự hưởng ứng từ các công trình lớn nhỏ trong và ngoài nước. Hãy cùng An Thịnh Tiến Plastic tìm hiểu gỗ MFC là gì, ưu nhược điểm của gỗ MFC và các phân biệt gỗ MFC với MDF qua bài viết dưới đây.
1. Gỗ MFC là gì?
MFC là viết tắt của từ gì
MFC là viết tắt của "Melamine Faced Chipboard", một loại vật liệu công nghiệp ngày nay được ưa chuộng rộng rãi. Nó còn được gọi là "Ván Dăm" trong một số trường hợp.
Quá trình sản xuất MFC bắt đầu với việc nghiền nhỏ các phần thân và cành của cây gỗ tự nhiên. Sau đó, gỗ được trộn với keo và các chất phụ gia đặc biệt. Hỗn hợp này được ép với áp suất cao để tạo ra các tấm gỗ dăm theo kích thước chuẩn.
MFC chỉ là phần cốt gỗ và thường được phủ bằng các vật liệu bề mặt khác để hoàn thiện sản phẩm. Trong số các vật liệu này, Melamine là phổ biến nhất. Lớp phủ Melamine giúp bề mặt của Gỗ MFC chống trầy xước, chống cháy, gỗ mfc chống mốc, và có khả năng chịu lực tốt, đồng thời tạo ra hiệu ứng thẩm mỹ cao.
Không chỉ vậy, MFC còn giảm thiểu nguy cơ cong vênh, bong tróc, và mối mọt, mang lại độ bền cao.
2. Ưu điểm và nhược điểm của gỗ MFC
2.1 Ưu điểm của gỗ MFC
MFC và MDF cái nào tốt hơn
Ưu điểm của ván MFC so với gỗ nguyên khối là rất đa dạng và hấp dẫn.
-
Chi phí hợp lý: Ván MFC có chi phí sản xuất thấp hơn so với đồ nội thất từ gỗ tự nhiên hoặc ván ép cùng kích thước. Điều này giúp giảm chi phí đáng kể cho các dự án xây dựng lớn hoặc nhỏ.
-
Tiết kiệm ngân sách: Trong các dự án xây dựng lớn, ván MFC là lựa chọn thông minh để tiết kiệm ngân sách. Dù là lát sàn trong phòng tắm hay các công trình lớn khác, ván MFC mang lại hiệu quả kinh tế cao.
-
Dễ vận chuyển và xử lý: Với trọng lượng nhẹ và độ cứng tốt, ván MFC dễ dàng vận chuyển và xử lý trong quá trình thi công.
-
Đa dạng trong thiết kế: Ván MFC có thể được gia công, cắt, khoan, phay một cách dễ dàng để tạo ra các sản phẩm có kích thước và hình dáng mong muốn.
-
Bề mặt dễ vệ sinh: Bề mặt của ván MFC trơn, phẳng và không thấm nước, giúp việc vệ sinh và lau chùi trở nên đơn giản.
-
Thân thiện với môi trường: Ván MFC được sản xuất từ phế liệu gỗ khác nhau, giúp giảm thiểu lượng chất thải và không gây tác động tiêu cực đến môi trường. Nhiều loại ván MFC còn được sản xuất mà không sử dụng formaldehyde.
-
Tính cách nhiệt và cách âm tốt: Ván MFC có khả năng cách nhiệt và cách âm tốt, thích hợp cho việc sử dụng trong các không gian cần cân nhắc đến yếu tố này như phòng họp, hội nghị, và nhà hát.
-
Dễ dàng trang trí: Bề mặt nhẵn và phẳng của ván gỗ MFC chống ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho việc dán các tấm trang trí hoặc gỗ veneer, tăng thêm vẻ đẹp và giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm cuối cùng.
2.2 Nhược điểm của gỗ MFC
Gỗ MFc và MDF nhược điểm
Dù có nhiều ưu điểm, ván MFC cũng không tránh khỏi nhược điểm sau:
-
Hiệu suất cách âm thấp: Mặc dù cứng chắc, ván MFC có mật độ gỗ thấp hơn so với MDF hay HDF, do đó không có khả năng cách âm tốt như các loại ván này.
-
Ảnh hưởng bởi độ ẩm: Ván MFC dễ bị hư hỏng khi tiếp xúc với độ ẩm, làm giảm độ bền của đồ nội thất được làm từ vật liệu này và là một nhược điểm lớn.
-
Hạn chế trong các công trình chịu trọng lượng lớn: Do độ bền thấp, ván MFC thường không được sử dụng trong các công trình chịu trọng lượng lớn. Thay vào đó, chúng thích hợp cho việc giữ trọng lượng nhẹ hoặc làm thành các phần của tủ.
-
Phát thải Formaldehyde: Bởi ván MFC được sản xuất từ dăm gỗ pha chất kết dính và các chất phụ gia, trong đó có Formaldehyde, nên có khả năng phát thải chất này ra môi trường không khí, gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu nồng độ cao.
3. Các loại gỗ MFC được sử dụng phổ biến nhất
Gỗ MFC là gì
Dựa trên đặc tính của gỗ, có ba loại chính của ván MFC được phân biệt như sau:
-
Loại thường: Gỗ MFC thường có sẵn khoảng 80 màu sắc khác nhau, bao gồm cả màu trơn và màu vân, cùng với các chất liệu như MFC Oak (sồi), Mahogany (gỗ dái ngựa), Walnut (gỗ óc chó), Ash (tần bì), Beech (dẻ gai), Teak (giả tỵ), Cherry (xoan đào), Maple (gỗ thích), và các màu khác như Vàng, Đỏ, Trắc, Mun, và gỗ tần bì giả cổ.
-
Loại chống ẩm: Được sử dụng cho các khu vực ngoài trời hoặc nơi tiếp xúc nhiều với nước, ván MFC chống ẩm có lõi màu xanh đa dạng tương tự như màu của MFC loại thường.
-
Loại phối 2 màu: Ngoài hai loại trên, ván MFC còn có loại kết hợp hai màu sắc khác nhau. Khi hoàn thiện, đường nối giữa hai màu sắc này thường không rõ ràng, tạo ra một thiết kế nội thất sắc sảo và ấn tượng, làm nổi bật không gian nội thất của bạn.
4. Ứng dụng ván gỗ MFC trong xây dựng
Giá gỗ MFC và ứng dụng trong xây dựng
Ngày nay, gỗ MFC là lựa chọn hàng đầu trong các dự án xây dựng với yêu cầu thời gian thi công ngắn. Chiếm hơn 80% sản lượng đồ gỗ công nghiệp mỗi năm, gỗ MFC không chỉ phổ biến mà còn được ưa chuộng rộng rãi.
Với đa dạng màu sắc và giá cả hợp lý, nó thuộc vào phân khúc giá trung và là lựa chọn lý tưởng cho nhiều dự án.
Gỗ MFC chống ẩm được sử dụng phổ biến trong nhiều loại đồ nội thất như tủ áo, giường ngủ, tủ bếp, cửa gỗ, ban công, nội thất văn phòng, showroom, và nhiều ứng dụng khác.
Nó có thể kết hợp với các vật liệu bề mặt như Veneer, Laminate,... hoặc được phủ sơn để tạo ra các sản phẩm đa dạng về màu sắc và kiểu dáng.
5. Cách phân biệt gỗ MFC và gỗ MDF
Cách phân biệt giữa gỗ MFC chống ẩm và MDF dựa trên các điểm tương đồng và khác biệt như sau:
Điểm tương đồng:
- Cả MFC và MDF đều có tính thẩm mỹ cao từ màu sắc đơn giản đến họa tiết vân gỗ chân thực.
- Cả hai loại đều có ba loại cốt gỗ cơ bản: ván gỗ thường, ván gỗ chống ẩm và ván gỗ chống cháy.
- Cả hai loại đều được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất nội thất nhờ vào vẻ đẹp hiện đại và giá cả hợp lý, cùng với khả năng chịu lực, cách âm, cách nhiệt và kháng mối mọt.
Điểm khác biệt:
- Độ dày: MFC thường có độ dày từ 18-25mm, trong khi MDF có độ dày từ 5,5-17mm. MFC có khả năng chịu lực thẳng đứng tốt hơn, trong khi MDF có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt hơn.
- Cấu tạo: MFC được làm từ cốt ván dăm, trong khi MDF được làm từ cốt ván sợi hoặc bột. MFC được ép với áp suất thấp hơn so với MDF.
- Giá thành: Hiện nay, MFC thường có giá thành thấp hơn so với MDF, nhưng phụ thuộc vào loại bề mặt phủ. MFC thường được phủ bởi Melamine, Laminate, Acrylic, trong khi MDF có thể sử dụng các loại bề mặt này hoặc được phun sơn.
Gỗ MDF và MFC cái nào đắt hơn
6. Gỗ HDF là gì?
Gỗ HDF là gì?
Gỗ HDF (high density fibreboard) là loại gỗ công nghiệp có tỷ trọng mật độ gỗ lớn. Loại gỗ này được làm từ các sợi bột gỗ đã được nghiền nhỏ từ các thân cây gỗ ngắn ngày, kết hợp cùng các chất kết dính và các chất phụ gia khác. Ván gỗ HDF có tỷ trọng gỗ trung bình từ 800 – 1040 kg/m3. Đây là loại gỗ công nghiệp có mật độ gỗ dày đặc, bịt kín các khoảng hở nên nó có khả năng chống ẩm, chống mối mọt và khả năng chịu lực tốt hơn so với các loại gỗ khác.
Hiện nay HDF được chia thành 2 loại là gỗ HDF chống ẩm và gỗ HDF thường. Các loại gỗ HDF chống ẩm đã được nhà sản xuất thay thế keo UF (urea formaldehyde) bằng keo MUF (melamine urea formaldehyde), MF (melamine formaldehyde) hoặc nhựa Phenolic. Các chất kết dính này giúp gỗ tăng khả năng chống ẩm. Nhà sản đã thêm chất chỉ thị màu xanh vào ván gỗ công nghiệp HDF chống ẩm để có thể phân biệt với các loại gỗ thường.
7. Ưu và nhược điểm của gỗ HDF là gì?
7.1. Ưu điểm của gỗ HDF là gì?
Gỗ HDF là gì?
Khả năng chịu trọng tải lớn: Ván công nghiệp HDF có tỷ trọng gỗ trung bình từ 800 – 1040 kg/m3 nên có độ cứng cao, từ đó giúp tăng cường khả năng chịu trọng tải lớn cho gỗ. Điều này phần nào giúp ích cho việc di chuyển hay làm giá treo, giá đựng đồ. Hiện nay các loại gỗ HDF được ứng dụng phổ biến trong việc làm kệ tủ, bàn trang điểm dính tường để tiết kiệm được diện tích tối đa cho các không gian chật hẹp.
Khả năng bắt vít tốt: Nhờ độ cứng cũng như khả năng chịu trọng lực tốt nên gỗ HDF sẽ có khả năng bắt vít tốt hơn so với các loại ván MDF. Hiện nay loại gỗ này được sử dụng phổ biến trong việc thiết kế kệ đựng, giá treo đồ trên tường, bàn phấn treo tường…
Tính thẩm mỹ cao: Với đặc trưng của loại gỗ này là khá bóng mịn, bề mặt phẳng nên dễ dàng được phủ thêm một lớp trang trí lên bề mặt như giấy trang trí nhúng keo Melamine, tấm Laminates, tấm Veneer… Hiện nay trên thị trường có hàng trăm các loại bề mặt khác nhau đa dạng từ màu sắc cho tới các vân gỗ giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn cho đồ nội thất gỗ công nghiệp của gia đình.
Thân thiện với sức khỏe: Gỗ công nghiệp HDF thành phần chính là 80 – 85% các sợi bột gỗ tự nhiên, thành phần nhỏ còn lại là keo và các chất phụ gia nên loại gỗ này có thể coi là gỗ an toàn và thân thiện với sức khỏe người sử dụng, thân thiện với môi trường. Ngoài ra, với một số loại ván gỗ công nghiệp HDF đạt tiêu chuẩn E2, E1 có hàm lượng phát thải formaldehyde trong ngưỡng an toàn, bạn hoàn toàn có thể an tâm về sức khỏe của bản thân và những người trong gia đình.
7.2. Nhược điểm của gỗ HDF là gì?
Gỗ HDF là gì?
Chỉ thi công ở dạng phẳng: Đối với các dòng ván công nghiệp HDF, các bạn sẽ không thể lựa chọn thi công bằng cách tạo hình hay uốn cong bởi đặc trưng của loại gỗ này là các sợi bột gỗ kết dính với nhau bởi keo kết dính nên sẽ khó gọt dũa mềm mại, tạo hình tỉ mỉ như các loại gỗ tự nhiên.
Có giá thành cao: Ván gỗ công nghiệp HDF là loại gỗ có giá thành cao bởi lẽ tỷ trọng gỗ trung bình cao, đồng thời có chứa 80 – 85% thành phần bột sợi gỗ. Ván công nghiệp HDF là một trong những loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay với những ưu điểm và tính năng nổi trội. Khách hàng nên lựa chọn những sản phẩm gỗ công nghiệp HDF
MFC hay MDF đều à những loại gỗ, những loại chất liệu ổn định và bền vững nhất hiện nay khi được sử dụng trong kiến trúc xây dựng nhất là nội thất. Hy vọng qua bài viết này, các độc giả của An Thịnh Tiến Plastic đã có thêm các kiến thức cơ bản xoay quanh chủ đề gỗ MFC là gì.
Bạn có thể tham khảo 10 mẫu phào chỉ đáng mua nhất hiện nay.
CÔNG TY CỔ PHẦN AN THỊNH TIẾN PLASTIC
Địa chỉ: Km số 7, Quốc Lộ 1A, Hoàng Đông, Duy Tiên, Hà Nam, Hà-Nam, Việt Nam
Hotline: 0975217088
Email: anthinhtienplastic@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/ATTPLS/
Song Ngư hợp với màu gì mang lại tài lộc, may mắn
Thursday,
21/11/2024
Bạch Dương hợp với cung nào trong 12 cung hoàng đạo
Wednesday,
20/11/2024
Sư Tử hợp với màu gì? Giải mã mọi thứ về cung Sư Tử
Wednesday,
20/11/2024
Cự Giải hợp với cung nào - Tính cách đặc trưng của Cự Giải
Wednesday,
20/11/2024