-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Trung thu 2024 ngày mấy trong năm ?
Wednesday,
21/08/2024
0
Tết trung thu là một trong những dịp lễ quan trọng và đặc biệt trong nền văn hóa Việt Nam. Hôm nay cùng An Thịnh Tiến tìm hiểu trung thu 2024 ngày mấy, nguồn gốc, ý nghĩa và các hoạt động của tết trung thu dưới bài viết này nhé!
1. Tết Trung thu 2024 ngày mấy? Rằm tháng 8 âm là ngày bao nhiêu dương 2024?
Tết Trung thu 2024 ngày mấy? Rằm tháng 8 âm là ngày bao nhiêu dương 2024?
Trung thu ngày bao nhiêu âm? Tết Trung thu theo Âm lịch là ngày Rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày Tết của trẻ em và còn được gọi là Tết hoa đăng, Tết Đoàn viên, Tết trông trăng. Trẻ em hay trông đợi ngày này vì thường được tặng đèn ông sao, đèn cá chép, mặt nạ và được ăn bánh trung thu.
Tết trung thu 2024 sẽ rơi vào ngày 15/08/2024 âm lịch, theo lịch dương thì sẽ là ngày 17/09/2024 dương lịch.
Trung thu là ngày gì? Tết Trung Thu là dịp để mọi người trong gia đình dù ở xa hay gần, cũng có thể trở về đoàn tụ bên nhau, trò chuyện và chia sẻ những câu chuyện vui buồn trong cuộc sống và để con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ đã khuất bằng cách cúng bái, dâng hương, cầu mong cho họ được bình an.
Bên cạnh đó, vào ngày này, mọi người thường sẽ tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí như múa lân, rước đèn ông sao,...
2. Còn bao nhiêu ngày nữa đến trung thu 2024?
Còn bao nhiêu ngày nữa đến trung thu 2024?
Tết Trung thu có nhiều tên gọi khác nhau, như Tết Trông trăng, Tết Thiếu nhi, Tết Đoàn viên,.. Vậy thì trung thu ngày mấy tháng mấy? Trung thu còn bao nhiêu ngày nữa? Trung thu có mấy ngày? Tết Trung thu được tổ chức hằng năm vào ngày 15 tháng 8 (Rằm tháng 8) âm lịch. Trung thu 2024 rơi vào thứ Ba, ngày 17/09/2024 dương lịch. Tính từ hôm nay ngày 20/08/2024 thì còn 28 ngày nữa đến Tết Trung thu 2024.
3. Tết Trung thu là gì?
Trung thu hay còn gọi là Tết trung thu được xem như 1 nét văn hóa truyền thống của các quốc gia Đông Á thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, 1 số địa phương tổ chức kéo dài bắt đầu từ đêm 14 đến đêm 15 tháng 8 âm lịch.
Vào những ngày này các thành viên trong gia đình thường quây quần bên nhau phá cỗ, ăn bánh trung thu, thưởng trăng, trẻ em thì rước đèn khắp phố phường cùng nhau ca hát đem lại không khí vô cùng rộn rã, 1 số nơi còn tổ chức múa lân, múa rồng hoặc bắn pháo hoa càng làm cho không khí đêm trung thu thêm phần náo nhiệt.
4. Trung thu ngày mấy tháng mấy
Trung thu ngày mấy tháng mấy
Có khá nhiều người phân vân không biết Tết trung thu ngày mấy, 14 hay 15 âm lịch và rơi vào ngày bao nhiêu theo dương lịch để tổ chức lễ cho chính xác, tham khảo ngay mục bên dưới nhé.
4.1. Trung thu ngày bao nhiêu âm 2024
Trung thu ngày bao nhiêu âm 2024
Trung thu được chọn tổ chức vào ngày 15/08 âm lịch hằng năm bởi đây là thời điểm trăng tròn và sáng nhất. Vào thời gian này những người nông dân cũng đã thu hoạch xong vụ mùa của mình và tổ chức những lễ hội để ăn mừng sau vụ mùa bội thu, trong đó có lễ hội trung thu.
4.2. Trung thu còn bao nhiểu ngày nữa đến lịch dương lịch 2024
Trung thu còn bao nhiểu ngày nữa đến lịc dương lịch 2024
Vì lịch dương sẽ đi trước lịch âm khoảng 1 tháng, nên Tết trung thu 2024 theo lịch dương rơi vào ngày 17/09/2024 (thứ 3).
Thường các công ty sẽ sử dụng lịch dương nên bạn cần nắm rõ ngày Tết trung thu dương lịch để có những kế hoạch mua sắm quà trung thu cho khách hàng, đối tác hay nhân viên đúng thời điểm.
Tuy nhiên 1 số địa phương tổ chức lớn với nhiều các hoạt động và trò chơi liên quan nên thường sẽ đón Tết trung thu từ đêm 14 âm lịch và kéo đến đêm 15 âm lịch thì mới đủ thời gian để mọi người tham gia vui chơi.
5. Nguồn gốc và sự tích của Tết trung thu
5.1. Nguồn gốc của Tết trung thu
Nguồn gốc của Tết trung thu
Cho đến bây giờ, vẫn chưa biết chính xác được rằng lịch sử của Tết Trung Thu bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước của Việt Nam hay được tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Vì khi đi vào những giai thoại thì người Việt Nam và Trung Quốc đều có những nguồn gốc Tết Trung Thu khác nhau.
Nếu như ở Trung Quốc được nhắc nhiều đến mối tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ, thì ở Việt Nam, người dân biết đến Tết Trung Thu qua câu chuyện chị Hằng và chú Cuội.
Ngoài ra, còn có nhiều tài liệu ghi chép lại rằng, ở Việt Nam, Tết Trung Thu được tổ chức dưới thời nhà Lý tại kinh thành Thăng Long. Đây là dịp mà vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng vì đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, cho người dân ấm no.
5.2. Sự tích Chú Cuội cung trăng
Sự tích Chú Cuội cung trăng
Ở Việt Nam, truyền thuyết của chị Hằng lại gắn với chú Cuội. Chuyện kể rằng, ngày xưa có nàng tiên nữ là Hằng Nga, xinh đẹp và rất yêu trẻ con. Nàng thường xuống trần gian chơi cùng trẻ em dù tiên giới không cho phép.
Một hôm Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi "Làm bánh ngày rằm", ai làm được bánh ngon, đẹp và lạ mắt sẽ được trọng thưởng.
Hằng Nga đã xuống trần gian thăm hỏi và gặp được Cuội - anh chàng chuyên gia nói dóc. Cuội bày cho Hằng Nga cách là cứ bỏ tất cả nguyên liệu hòa lại rồi đem nướng lên. Kì lạ những chiếc bánh ra lò thơm phức, các em nhỏ ăn đều khen rất ngon.
Sau đó, Hằng Nga trở về cung trăng và đem những chiếc bánh để dự thi. Nhưng vì Cuội lưu luyến không muốn rời xa Hằng Nga nên đã nắm lấy tay nàng và sức mạnh kì lạ đã kéo cả chàng cùng cây đa đầu làng lên tận cung trăng. Ngồi trên cây đa, Cuội có thể thấy bọn trẻ đang chơi đùa, đôi lúc nhớ nhà, nhớ em, Cuội chỉ biết ngồi khóc và buồn bã.
Những chiếc bánh của Hằng Nga đã giành giải nhất và lấy tên là "bánh Trung thu", nàng đã ước mỗi năm cứ rằm tháng tám, nàng cùng chú Cuội được xuống trần gian chơi cùng các em nhỏ. Từ đó, Ngọc Hoàng đặt tên cho rằm tháng tám là "Tết Trung thu" - dịp tết vui chơi của các em nhỏ.
5.3. Sự tích chị Hằng
Sự tích chị Hằng
Một điển tích khác về Tết Trung thu gắn liền với vợ chồng Hậu Nghệ và Hằng Nga. Cả 2 từng là những vị thần bất tử sống trên mặt trăng nhưng chỉ bởi lòng đố kỵ, ghen ghét, Hậu Nghệ đã bị vu oan và sau đó bị đày làm thường dân.
Một ngày kia, mười người con trai của Ngọc Hoàng biến thành mười mặt trời, làm cho mặt đất trở nên nóng bỏng và khô cằn. Thất bại trong việc ra lệnh cho các con mình ngừng phá hủy mặt đất, Ngọc Hoàng triệu Hậu Nghệ đến cứu giúp. Hậu Nghệ, bằng tài bắn cung của mình, đã bắn hạ chín mặt trời, chỉ để lại một người con trai của Ngọc Hoàng làm mặt trời.
Để trả ơn, nhà vua đã trao cho chàng một viên thuốc trường sinh bất tử và dặn rằng sau thời hạn một năm mới được uống. Hậu Nghệ mang thuốc về nhà và cất nó trong một cái hộp dặn Hằng Nga không được mở chiếc hộp.
Nhân lúc Hậu Nghệ không có nhà, Hằng Nga đã mở chiếc hộp và nuốt chửng viên thuốc. Đúng lúc đó, Hậu Nghệ về nhưng không kịp ngăn lại, Hằng Nga đã bay lên mặt trăng. Từ đó, dù thương nhớ chồng nhưng Hằng Nga vẫn không thể nào xuống trần gian được.
Dưới trần gian, Hậu Nghệ cũng nhớ thương vợ khôn nguôi nên đã xây một lâu đài trong mặt trời và đặt tên là "Dương", Hằng Nga cũng xây một lâu đài tương tự đặt tên là "Âm".
Cứ mỗi năm một lần, vào rằm tháng 8, Hằng Nga và Hậu Nghệ được đoàn tụ trong hạnh phúc.
6. Ý nghĩa của Tết trung thu
Ý nghĩa của Tết trung thu
Ngày nay Tết Trung Thu dần được xem là ngày Tết của trẻ em, vì bố mẹ sẽ bày cỗ cho các con bao gồm kẹo ngọt, bánh trung thu và làm đủ loại lồng đèn trung thu để treo trong nhà. Các bạn nhỏ sẽ cầm những chiếc lồng đèn đó đi rước đèn trung thu vào buổi tối. Nhờ vậy, tình cảm gia đình càng thêm khăng khít hơn.
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để mọi người tiên đoán về mùa màng. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị, yên bình.
7. Phong tục ngày Tết trung thu
7.1. Rước đèn trung thu
Rước đèn trung thu
Tết trung thu không thể thiếu đi hình ảnh chiếc đèn lồng nhiều màu sắc sáng rực rỡ dưới ánh trăng vàng. Người dân Trung Hoa thường treo lồng đèn trước nhà, để tượng trưng cho sự may mắn bình an. Một số lại được làm thành dạng đèn hoa đăng, sau khi ghi những ước nguyện vào thì thả trôi bờ sông mang lời cầu nguyện đi xa.
Đối với người Việt Nam, lồng đèn có đủ sắc màu được chế tạo từ các vật dụng gần gũi với đời sống hằng ngày như giấy, vải, lụa, giấy nilon nhiều màu, tre và nến
7.2. Bày cỗ trung thu
Bày cỗ trung thu
Vào dịp Tết Trung Thu, mỗi gia đình Việt đều bày những mâm cỗ trung thu rất đẹp với đầy đủ những hoa quả như kẹo ngọt, bánh trung thu, trái cây... và tùy vào mỗi gia đình mà mâm cỗ được bày trí khác nhau.
Khi trăng đã lên đến đỉnh đầu thì đó cũng là lúc mọi người trong gia đình cùng nhau phá cỗ mừng trung thu và thưởng thức những hương vị của Tết Trung Thu. Mâm cỗ nhằm để cúng trăng, cúng tế trời đất với hy vọng sẽ được bình an trong cuộc sống, gia đình ấm cúng.
7.3. Múa lân
Múa lân trung thu 2024
Con lân được tượng trưng cho điềm lành. Vì vậy, khi đến Tết Trung Thu, ở mọi ngóc ngách cho dù là ở bản làng, ngõ xóm hay thành thị đều vô cùng nhộn nhịp bởi tiếng trống và những điệu lân. Thông thường, múa lân dịp trung thu được tổ chức và đêm ngày 15 và 16 tháng 8 theo lịch âm.
7.4. Phá cỗ trung thu
Phá cỗ trung thu
Vào dịp Trung Thu, mỗi nhà đều có mâm cỗ Trung Thu, đây là lúc thể hiện lòng biết ơn, thành kính đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Ở mỗi vùng miền sẽ có cách bày trí mâm cỗ khác nhau vẫn thể hiện được màu sắc của từng vùng miền.
Trong mỗi mâm cỗ gồm bánh Trung thu, kẹo, bưởi, dưa hấu, mía, thị, …được bày trí theo ngũ hành. Khi ánh trăng lên trên đỉnh là lúc mà cả nhà cùng nhau phá cỗ và thưởng thức hương vị của tết Trung thu.
7.5. Trông trăng
Trông trăng ngày tết trung thu 2024
Tết Trung thu rơi vào ngày 15/8 Âm lịch, đây là ngày trăng tròn nhất trong tháng nên đây là thời điểm thích hợp để gia đình quây quần để tâm sự, chia sẻ về mọi điều trong cuộc sống.
Vào ngày này hằng năm, người Trung Hoa sẽ ra đường để ngắm vẻ đẹp của trăng và còn ánh trắng còn mang ý nghĩa của đoàn viên. Ở Việt Nam, đây được xem là thời điểm khí hậu mát mẻ, cảnh trời đất đẹp nhất, ánh trăng soi rọi từng cảnh vật, cả nhà vừa ngắm trăng vừa hàn thuyên.
Tết Trung thu là một phong tục rất có ý nghĩa dù có ở trong thời nào đi nữa. Đó là ý nghĩa của chăm sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Hi vọng sau khi đọc bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về nguồn gốc ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu, biết được trung thu ngày mấy tháng mấy, trung thu là gì, trung thu còn bao nhiêu ngày, trung thu ngày bao nhiêu âm, rằm tháng âm là ngày bao nhiêu dương 2024.
CÔNG TY CỔ PHẦN AN THỊNH TIẾN PLASTIC
Địa chỉ: Km số 7, Quốc Lộ 1A, Hoàng Đông, Duy Tiên, Hà Nam, Hà-Nam, Việt Nam
Hotline: 0975217088
Email: anthinhtienplastic@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/ATTPLS/
Các phong cách thiết kế nhà nội thất phổ biến nhất
Wednesday,
18/09/2024
Ý nghĩa của màu cam trong cuộc sống và thiết kế
Tuesday,
17/09/2024
Phong cách nội thất Parisian là gì? 5+ Đặc trưng thú vị
Tuesday,
17/09/2024
Ý nghĩa của màu vàng trong tình yêu và cuộc sống
Saturday,
14/09/2024