-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bật mí cách xử lý tường bị ngấm nước triệt để!
Thursday,
23/05/2024
0
Bạn đang đau đầu vì tường nhà bị ngấm nước, bong tróc? Cùng An Thịnh Tiến Plastic tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý tường bị ngấm nước một cách hiệu quả ngay qua bài viết dưới đây nhé
Cách xử lý tường bị ngấm nước
1. Nguyên nhân tường nhà bị ngấm nước, bong tróc
Tường nhà mới xây bị thấm nước là một vấn đề phổ biến và gây phiền toái. Nước thấm từ bên ngoài vào tường không chỉ làm mất kết cấu của tường mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và nội thất bên trong nhà. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này?
1.1 Tường nhà bị ngấm nước do mưa nhiều
Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng tường nhà bị ẩm mốc, ngấm nước là do thời tiết mưa nhiều. Vật liệu xây dựng như xi măng và cát có khả năng hút nước mạnh, khiến cho tường dễ bị ẩm mốc. Trong những ngày nắng, tường nhà khô ráo hơn do không có nước mưa. Tuy nhiên, vào những ngày mưa, tình trạng thấm nước trở nên trầm trọng hơn.
1.2. Do ống nước, rãnh nước
Trong những ngôi nhà có hệ thống ống nước và rãnh thoát nước, các vấn đề về thấm nước thường xuất hiện khi đường ống bị hỏng hoặc lắp đặt không đúng kỹ thuật. Điều này có thể dẫn đến nước thấm vào tường. Tùy vào mức độ, tường nhà có thể xuất hiện các vết loang lổ gây mất thẩm mỹ hoặc ngấm nước nặng, dẫn đến nước chảy thành giọt, gây ẩm ướt và trơn trượt.
Nguyên nhân tường nhà bị ngấm nước, bong tróc
1.3. Xây dựng không đúng quy chuẩn, thi công kém chất lượng
Chất lượng thi công là yếu tố then chốt quyết định độ bền của công trình. Một số lỗi phổ biến do thi công kém bao gồm:
- Thiếu vữa xi măng khi xây dựng: Việc sử dụng không đủ lượng vữa xi măng trong quá trình xây dựng tạo ra nhiều lỗ rỗng, dẫn đến tích nước và thấm chân tường. Vữa xi măng có tính chất đông cứng nhanh và thường được dùng để chống thấm bể nước, chân tường, mái bằng WC.
- Sử dụng cát vàng không đúng tiêu chuẩn: Khi cát vàng không đạt tiêu chuẩn, tường nhà nhanh chóng xuống cấp, bề mặt tường dễ bị hư hỏng và tạo điều kiện cho nước mưa thấm vào.
- Không đúng kỹ thuật trong quá trình thi công bê tông: Bê tông có tính giãn nở và đàn hồi, nếu thợ thi công không có kinh nghiệm và thực hiện không đúng kỹ thuật, tường sẽ dễ bị nứt.
- Xây dựng nền móng không chắc chắn: Một nền móng không vững chắc có thể gây mất cân bằng cho toàn bộ công trình, dẫn đến nguy cơ sụt lún và thấm nước.
1.4. Không chủ động phương án chống thấm từ khi xây dựng
Một số công trình bị thấm nước do không được xử lý chống thấm từ ban đầu, đặc biệt là các khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước như nhà vệ sinh.
Bỏ qua khâu chống thấm khi thi công dẫn đến tình trạng thấm chân tường, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nồm ẩm ở miền Bắc. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến gia chủ phải bỏ ra chi phí cao để xử lý.
Nguyên nhân tường nhà bị ngấm nước, bong tróc
2. Cách xử lý tường bị ngấm nước? Xác định các vị trí thường xuyên bị thấm nước
Thấm nước thường xảy ra ở trần, sàn nhà vệ sinh và các mặt tường xung quanh do hệ thống thoát nước không đảm bảo, sàn và trần vỡ, nứt hoặc cũ. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự tiện nghi của ngôi nhà mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển, gây hại cho sức khỏe con người.
3. Tường nhà bị thấm ẩm nước gây hậu quả gì?
Nếu tường nhà bị thấm nước không được xử lý kịp thời, có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng:
Công trình bị xuống cấp nhanh chóng: Tường nhà sẽ xuất hiện những vết nứt và bong tróc khi không được xử lý chống thấm kịp thời, gây ra tình trạng ố vàng và mốc xanh, không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ mà còn đẩy nhanh quá trình xuống cấp của công trình, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người sử dụng.
Ảnh hưởng sức khỏe người dùng: Môi trường ẩm mốc là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn và nấm mốc phát triển, gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, hen suyễn, và nấm da.
Nguy cơ cháy nổ tiềm ẩn: Nước thấm vào các vị trí có ổ điện hoặc các thiết bị điện âm tường có thể dẫn đến chập điện và cháy nổ. Hệ thống điện bị ảnh hưởng do nước ngấm sẽ gây hư hỏng thiết bị điện, tiềm ẩn nhiều rủi ro về an toàn điện.
Tường nhà bị thấm ẩm nước gây hậu quả gì?
4. Cách xử lý tường bị ngấm nước triệt để
Việc tìm cách xử lý tường bị thấm nước hiệu quả là rất cần thiết để đảm bảo an toàn và tăng tuổi thọ cho ngôi nhà. Dưới đây là các phương pháp xử lý cho cả tường nhà cũ và mới.
4.1. Cách xử lý tường bị ngấm nước đối với tường nhà cũ
Bước 1: Loại bỏ lớp vữa bị ẩm mốc
- Đảm bảo bề mặt tường được chà sạch, loại bỏ hoàn toàn các lớp vữa bị ẩm, mốc hoặc bẩn thừa.
- Sử dụng máy hơi hoặc máy xịt nước áp lực để xịt sạch bụi bẩn và các vật thể lạ trên bề mặt tường sau khi đã chà sạch.
- Không để lại bất kỳ vết ẩm hay bụi bẩn nào trên bề mặt tường trước khi thi công.
- Sử dụng hóa chất tẩy rửa và diệt rêu mốc để rửa sạch khu vực bị thấm.
Bước 2: Trám lỗ hổng và vết nứt
- Sử dụng hồ vữa để trám các lỗ hổng và vết nứt lớn, sau đó sử dụng bột trét chuyên dụng để làm phẳng bề mặt tường ngoài trời.
- Đảm bảo bề mặt tường trước khi sơn phải sạch sẽ, khô thoáng và độ ẩm không vượt quá 16%.
Bước 3: Xử lý bằng vật liệu chuyên dụng
- Phủ một lớp sơn chống kiềm lên bề mặt tường. Sau khi sơn khô, tiếp tục phủ 1-2 lớp sơn chống thấm để đảm bảo hiệu quả chống thấm tối đa.
- Để tăng cường khả năng chống thấm, bạn có thể sử dụng gỗ nhựa chống ẩm để ốp tường.
Cách xử lý tường bị ngấm nước triệt để
4.2. Cách xử lý tường bị ngấm nước đối với tường nhà mới
- Sử dụng bột trét tường chuyên dụng cho ngoài trời để phủ lên bề mặt tường, sau đó làm phẳng và đánh bóng bề mặt tường.
- Sau khi phủ bột trét, sơn lớp sơn lót trước khi sơn lớp sơn chống thấm để đảm bảo sự kín khít của tường.
- Sử dụng hỗn hợp xi măng, cát và chất chống thấm để trám vết nứt từ trên máng xối với độ dày khoảng 1cm.
- Nếu trần hoặc tường bị ố vàng, sử dụng sơn chống thấm khô nhanh trong vòng 1-2 giờ để khắc phục tình trạng thấm nước.
5. Những điều cần lưu ý khi xử lý tường bị ngấm nước
Để có thể xử lý tường nhà bị ngấm nước một cách triển để và không phải xử lý nhiều lần, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Phân tích nguyên nhân một cách cẩn thận: Điều đầu tiên cần làm là xác định nguyên nhân gây ra vấn đề thấm nước, xử lý đúng nơi, đúng chỗ sẽ mang đến hiệu quả và bền vững hơn.
Lựa chọn vật liệu chống thấm chất lượng: Chọn lựa vật liệu chống thấm từ các nhà sản xuất uy tín, đảm bảo chất lượng và tính hiệu quả. Đồng thời, việc sử dụng vật liệu xây dựng phù hợp và đúng cách là quan trọng để đảm bảo tính bền bỉ của công trình.
Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống thoát nước của tường nhà: Nếu phát hiện bất kỳ sự cố nào, cần phải khắc phục kịp thời để tránh tình trạng thoát nước kém có thể gây ra nguy cơ thấm nước tăng lên. Sử dụng các loại phễu thoát nước phù hợp để tránh tắc nghẽn đường ống, đặc biệt khi mưa lớn.
Việc xử lý tường nhà bị thấm nước cần được thực hiện một cách nhanh chóng để giảm thiểu nguy cơ hư hỏng cho công trình, mang lại sự an toàn và mỹ quan cho tường nhà.
Cách xử lý tường bị ngấm nước triệt để
6. Tấm ốp tường nhựa PVC - Cách xử lý tường bị ngấm nước hiệu quả
Với đặc tính dẻo dai, không thấm nước, không cong vênh, chống mối mọt, tấm ốp tường nhựa PVC là một giải pháp hiệu quả để xử lý tường bị ngấm nước và các vấn đề liên quan như ẩm mốc và bong tróc.
- Giải pháp về thẩm mỹ: Tấm ốp tường nhựa PVC có nhiều màu sắc và mẫu mã đa dạng, giúp tạo điểm nhấn thẩm mỹ cho không gian sống và làm việc. Sau khi lắp đặt, chúng mang lại sự mới mẻ và sạch sẽ cho bề mặt tường.
- Bảo vệ bề mặt tường: Tấm ốp tường nhựa PVC tạo ra một lớp bảo vệ cho bề mặt tường, ngăn chặn nước thấm vào và bảo vệ tường khỏi ẩm mốc và bong tróc.
- Dễ dàng lắp đặt và bảo trì: Chúng dễ dàng lắp đặt và tháo dỡ, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình sửa chữa và bảo trì. Ngoài ra, tấm ốp nhựa PVC dễ dàng vệ sinh và bảo dưỡng.
- Độ bền cao và khả năng chịu nước: Nhựa PVC có đặc tính chịu nước tốt, không bị ảnh hưởng bởi môi trường ẩm ướt, giúp bảo vệ tường khỏi việc thấm nước, giữ được độ bền lâu dài. Tấm ốp tường giúp giảm nguy cơ hư hỏng cho tường và tránh sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn.
- Không độc hại và thân thiện với môi trường: Tấm ốp tường nhựa PVC không chứa chất độc hại, không gây ô nhiễm cho môi trường, giúp bảo vệ sức khỏe cho cư dân và duy trì môi trường sống xanh sạch.
Tấm ốp tường nhựa PVC - Cách xử lý tường bị ngấm nước hiệu quả
7. Tường nhà bị thấm nước mưa
Tường nhà bị thấm nước mưa
Nếu nói về những nguyên nhân khiến tường nhà bị thấm nước mưa thì có rất nhiều và đa dạng từ khách quan cho đến chủ quan. Hãy xem thử với những nguyên nhân phổ biến khiến dưới đây thì nhà bạn đang mắc phải điều nào:
- Tường nhà bị thấm nước mưa do trời mưa nhiều, lượng nước ngấm vào tường lớn. Bản chất của xi măng hút nước mạnh và có những mao quản (khoảng cách giữa các hạt) có đường kính khoảng từ 20 – 40 micromet. Do đó, khi bề mặt tường tiếp xúc với nước, những khe hở mao quản sẽ bị nước xâm nhập vào bên trong gây ra hiện tượng thấm.
- Do vị trí các ống thoát nước sàn giáp lai tường nhà, rãnh nước trên sàn mái… Nước và hơi ẩm từ những nơi này có thể theo các vết nứt, mao mạch rỗng của tường thấm sâu vào bên trong. Theo thời gian, tường nhà bị thấm nước mưa vào tạo nên từng mảng loang lổ với lớp sơn xuống cấp.
Tường nhà bị thấm nước mưa
- Tường nhà xuống cấp do thời gian dài sử dụng, những vết nứt, bong tróc xuất hiện làm cho nước và hơi ẩm thấm sâu vào bên trong tường, đặc biệt khi vào mùa mưa tình trạng này lại diễn ra trầm trọng hơn.
- Trong quá trình xây dựng, người thợ sử dụng cốt liệu bê tông không đúng quy chuẩn, hoặc không đủ vữa xi măng. Việc này tạo nên các lỗ rỗng giữa các viên gạch, bê tông khiến nước thấm nhanh vào tường hơn.
- Nguyên nhân trực tiếp nhất vẫn là công trình không chủ động sử dụng những phương pháp ngăn thấm dột ngay từ những ngày đầu xây dựng.
Dù là nguyên nhân nào đi nữa, nếu nhà bạn đã xuất hiện những dấu hiệu tường bị thấm dột thì cũng đã đến lúc bạn nên thực hiện công tác chống thấm bằng những giải pháp triệt để nhất.
7.1. Nguyên nhân tường nhà bị chảy nước
Nguyên nhân tường nhà bị chảy nước
Dấu hiệu của tường nhà bị chảy nước có thể biểu hiện qua nhiều cách khác nhau, và việc nhận biết chúng sớm có thể giúp bạn ngăn chặn và xử lý vấn đề kịp thời, sau đây là mô tả chi tiết về các dấu hiệu này:
- Đốm ẩm hoặc vết ố nước: Khi bạn thấy xuất hiện các đốm ẩm hoặc vết ố nước trên bề mặt tường, điều này có thể là dấu hiệu rõ ràng của việc tường nhà bị chảy nước. Các vết ố này thường xuất hiện dưới dạng vết sậm màu hoặc vùng ẩm ướt trên tường. Chúng có thể lan rộng theo chiều ngang hoặc dọc theo bề mặt tường và thường xuất hiện gần các khu vực có ống nước, vòi sen, hoặc các vị trí tiếp xúc trực tiếp với nước.
- Mùi hôi ẩm: Mùi ẩm mốc hoặc mùi ẩm đặc trưng thường xuất hiện trong những khu vực bị ẩm ướt. Khi bạn cảm nhận được mùi hôi ẩm trong nhà, đặc biệt là trong các khu vực gần tường, có thể là dấu hiệu của sự ngấm nước vào bề mặt tường và sự phát triển của nấm mốc.
- Phồng tường: Một dấu hiệu khác của tường nhà bị chảy nước là khi tường bắt đầu phồng hoặc có dấu hiệu của sự phân tán.
- Sự hỏng hóc của vật liệu: Bong tróc sơn, vữa bong ra, hoặc vật liệu xây dựng khác bắt đầu phân tán cũng có thể là dấu hiệu của sự ẩm ướt. Khi vật liệu xây dựng bị ẩm, chúng thường mất tính kết dính và bắt đầu phân tán hoặc bong tróc ra khỏi bề mặt tường.
Những dấu hiệu này thường xuất hiện cùng nhau hoặc riêng lẻ, và việc kết hợp nhận biết chúng có thể giúp bạn xác định vị trí và nguyên nhân của vấn đề tường nhà bị chảy nước.
7.2. Lý do tường mới xây bị thấm nước
Lý do tường mới xây bị thấm nước
Do vật liệu xây dựng chưa đủ chất lượng: Sử dụng các loại vật liệu kém chất lượng sẽ làm bê tông của tường không bền bỉ và chắc chắn của tường mới xây bị thấm nước. Trong khi đó, thời tiết Việt Nam thường có mưa nhiều và nồm ẩm kéo dài. Điều này làm cho kết cấu của tường dễ bị hư hỏng, dẫn đến thấm nước ở tường nhà.
Lý do tường mới xây bị thấm nước
Do thợ thi công ẩu, chưa đảm bảo:
- Sử dụng cát vàng xây dựng không đúng tiêu chuẩn. Làm cho tường mới xây bị thấm nước nhanh chóng bị xuống cấp. Bề mặt tường dễ bị hư hỏng, tạo điều kiện cho nước mưa xâm nhập vào bên trong.
- Đặc tính của bê tông là tính giãn nở và đàn hồi. Thợ thi công không có kinh nghiệm và thực hiện không đúng kỹ thuật rất dễ khiến tường bị nứt.
- Quá trình xây dựng nền móng không đảm bảo độ chắc chắn tường mới xây bị thấm nước. Rất có thể gây mất cân bằng cho căn nhà. Tiềm ẩn nguy cơ sụt lút và thấm nước.
Do không chống thấm từ đầu hoặc dùng vật liệu chống thấm chất lượng kém: Công trình sử dụng các vật liệu chống thấm kém. Làm cho các mao mạch trong tường bị nứt, hở. Khi đó, kết cấu của tường bị hỏng gây thấm nước vào trong khi trời mưa làm tường mới xây bị thấm nước.
7.3. Tường bị thấm nước có sao không?
Tường bị thấm nước có sao không?
Tường bị thấm nước có sao không? Tường bị thấm nước làm tăng nguy cơ nhiễm rêu mốc. Đồng thời, các vết ố vàng xuất hiện loang lổ làm mất giá trị thẩm mỹ cho công trình. Người sống bên trong căn nhà bị nhiễm nấm mốc thời gian dài sẽ bị ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhất là các vấn đề về bệnh ngoài da và đường hô hấp.
Bức tường xuất hiện các vết nứt ở nhiều nơi, nếu không được xử lý chống thấm kịp thời. Tường bị thấm nước có sao không? Khi đó, công trình nhanh bị xuống cấp và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Nhà mới xây bị thấm nước tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ. Tường bị thấm nước có sao không? Nguyên nhân là do nước thấm vào bên trong các vị trí có ổ điện. Quá trình dẫn điện sẽ bị ảnh hưởng và làm hư hỏng các thiết bị điện. Thậm chí là gây chập điện và cháy nổ.
7.4. Tường bị thấm nước có dùng dán tường được không?
Tường bị thấm nước có dùng dán tường được không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, giấy dán tường thực chất là giấy nên khi tiếp xúc với tường ẩm có thể sẽ bị lây ẩm mốc và đôi khi còn khiến vết ẩm mốc phát tán nhiều hơn. Vì vậy, nếu bạn chỉ sử dụng giấy dán tường thường sẽ rất khó để giấy có độ bền tốt ở điều kiện tường ẩm mốc. Vì vậy, nếu bạn đang băn khoăn tường bị thấm nước có dùng dán tường được không thì có thể sử dụng một lớp cách ẩm trước khi dán để đảm bảo an toàn và hiệu quả hơn.
8. Cách xử lý tường nhà mới xây bị thấm nước
Cách xử lý tường nhà mới xây bị thấm nước
Cách xử lý tường nhà mới xây bị thấm nước theo 5 bước dưới đây:
- Bước 1: Vệ sinh bề mặt những vị trí cần chống thấm.
- Bước 2: Thi công bột trét lên vị trí vừa được vệ sinh.
- Bước 3: Làm phẳng, láng mịn bề mặt tường. Để quá trình thi công tiếp theo được hiệu quả hơn.
- Bước 4: Tiến hành sơn lót bằng chổi quét sơn lên tường.
- Bước 5: Đợi khoảng 4 – 6h để sơn lót khô hẳn rồi thi công sơn chống thấm.
9. Cách sơn lại tường bị thấm
Cách sơn lại tường bị thấm
Bước 1: Xử lý chống thấm
Sơn cũ bị ẩm mốc do vậy trước hết gia chủ cần tìm hiểu nguyên nhân ẩm mốc do đâu, có thể do điều kiện thời tiết hoặc lỗi kỹ thuật khi xây dựng để từ đó có cách sơn lại tường bị thấm phù hợp và đầy đủ. Sau khi chống thấm, nên để tường khô ráo khoảng 2 đến 3 tuần rồi mới tiến hành sơn.
Bước 2: Cạo sạch lớp sơn vữa và tường bị bong tróc
Với những mảng tường có dấu hiệu bong tróc hãy sử dụng dao bả để cạo sạch. Cách sơn lại tường bị thấm có thể không nhất thiết phải cạo hết lớp sơn cũ nhưng chắc chắn phải cạo hết phần bong tróc để không làm ảnh hưởng đến độ chắc chắn của lớp sơn mới.
Bước 3: Bả vá
Những phần bong tróc mà gia chủ đã cạo ở bước 2 thì tại bước này hãy dùng bột bả để trét làm phẳng bề mặt. Bề mặt phẳng, không lồi lõm sẽ giúp sơn mới bám tốt hơn.
Bước 4: Xả nhám
Sau khi những chỗ bả đã khô thì chuyển đến bước xả nhám để làm nhẵn. Cách sơn lại tường bị thấm nên chà qua toàn bộ bề mặt một lượt để sơn bám tốt hơn. Đặc biệt là nếu lớp sơn cũ là sơn bóng thì gia chủ càng nên chà kỹ để tạo độ nhám cho bề mặt.
Bước 5: Quét sạch bụi
Cuối cùng các gia chủ hãy quét sạch bụi trên tường để giúp tăng tuổi thọ cho lớp sơn mới. Nếu không cẩn thận từng bước thì lớp sơn mới sẽ không chắc chắn và đẹp màu.
10. Trần nhà bị thấm nước
10.1. Dấu hiệu trần nhà bị thấm nước
Dấu hiệu trần nhà bị thấm nước
Khi sân thượng bị đọng nước lâu ngày sẽ dẫn tới hiện tượng thấm ẩm thông qua các vết rạn nứt, nứt cổ trần, mao mạch rỗng, dần dần lan rộng và ngấm xuống dưới trần nhà.
Sau đó, trần nhà sẽ xuất hiện nhiều vết rạn chân chim, bị ngả màu, ố vàng hoặc một số nơi đọng nước nhỏ giọt làm hỏng trần nhà. Đó chính là lúc bạn cần tìm cách xử lý trần nhà bị thấm nước ngay lập tức để tránh những hậu quả không đáng có.
10.2. Hậu quả trần nhà bị thấm nước
Hậu quả trần nhà bị thấm nước
Khi trần nhà bị thấm nước sẽ gây ảnh hưởng mạnh tới toàn bộ ngôi nhà như xuất hiện nấm mốc, phá hủy kết cấu bê tông, gây nứt nẻ tường nhà, nguy hiểm đến tính mạng con người. Bên cạnh đó, việc xuất hiện những vết ố vàng, hay lớp sơn tường nhà bị phồng rộp và bong tróc khiến cho ngôi nhà bị mất thẩm mỹ trầm trọng.
Không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của cả ngôi nhà mà tình trạng thấm dột trần còn gây khó khăn, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và sức khỏe của gia đình. Tình trạng này còn dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp, da liễu cho các thành viên trong gia đình. Vì vậy, khi trần nhà xuất hiện dấu hiệu nấm mốc, thấm dột, chúng ta cần thực hiện các cách xử lý trần nhà bị thấm nước kịp thời.
10.3. Cách xử lý trần nhà bị thấm nước
Cách xử lý trần nhà bị thấm nước
Chất chống thấm CT-11A Plus là vật liệu xử lý thấm dột sàn mái (trần nhà bị thấm nước) được sử dụng phổ biến không chỉ trong các công trình nhà ở, mà còn trong các công trình kiến trúc lớn. Nhờ vào những ưu điểm nổi trội, sản phẩm CT-11A Plus Sàn của KOVA thuyết phục cả những vị chủ nhà kỹ tính cho đến những kiến trúc sư dày kinh nghiệm.
Ưu điểm của CT-11A Plus Sàn là khả năng liên kết cực tốt với bê tông, vữa xi măng. Nhờ đó bảo vệ trần nhà hoàn hảo, ngăn hoàn toàn nước thấm vào trần và ngôi nhà. Một điểm thuyết phục nữa ở chất chống thấm CT-11A Plus Sàn là chịu mài mòn, chịu nước mặn, kháng kiềm cao, độ bền lên đến hơn 15 năm. Và đặc biệt, siêu phẩm này hoàn toàn không chứa chì, thủy ngân và các hóa chất độc hại khác, an toàn với người thi công và sử dụng khi khi ngăn thấm dột trần nhà.
11. Mua tấm ốp PVC để xử lý tường bị ngấm nước ở đâu uy tín?
Với quy mô sản xuất lớn cùng đội ngũ nhân công giàu kinh nghiệm, An Thịnh Tiến Plastic tự hào là địa chỉ hàng đầu cung cấp tấm ốp tường PVC - giải pháp xử lý tường bị thấm nước hiệu quả.
Tấm ốp tường An Thịnh Tiến Plastic được sản xuất từ nhựa nguyên sinh cao cấp bột đá Yên Bái, cho thành phẩm tấm ốp bền bỉ, chắc chắn, không lo thấm nước, cong vênh hay mối mọt. Tấm ốp An Thịnh Tiến là sự kết hợp tuyệt vời giữa công nghệ tiên tiến và sự tay nghề chuyên môn cao đã tạo ra những sản phẩm với chất lượng và độ bền vượt trội. Sử dụng tấm ốp PVC sẽ giúp che đi những mảng ố vàng, mảng tường bị bong tróc, mang đến độ thẩm mỹ cao cho không gian.
Hãy liên hệ với An Thịnh Tiến qua hotline ngay hôm nay để được tư vấn và đặt hàng. Chúng tôi cam kết sẽ mang lại sự thoải mái và an tâm cho tổ ấm của bạn.
Hy vọng thông qua bài viết trên đây, bạn đọc đã có những thông tin hữu ích về cách xử lý tường bị ngấm nước. Theo dõi An Thịnh Tiến Plastic để cập nhật thông tin trong những bài viết tiếp theo nhé!
Bạn có thể tham khảo về dùng tấm nhựa ốp tường có mùi khó chịu không?
CÔNG TY CỔ PHẦN AN THỊNH TIẾN PLASTIC
Địa chỉ: Km số 7, Quốc Lộ 1A, Hoàng Đông, Duy Tiên, Hà Nam, Hà-Nam, Việt Nam
Hotline: 0975217088
Email: anthinhtienplastic@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/ATTPLS/
Cung Thiên Bình là gì? Thiên Bình hợp với cung nào?
Friday,
22/11/2024
Cung Xử Nữ sinh tháng mâý và Xử Nữ hợp với cung nào?
Friday,
22/11/2024
Song Ngư hợp với màu gì mang lại tài lộc, may mắn
Thursday,
21/11/2024
Bạch Dương hợp với cung nào trong 12 cung hoàng đạo
Wednesday,
20/11/2024