-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Hướng dẫn thi công phào cổ trần chuyên nghiệp
Saturday,
19/07/2025
0
Phào cổ trần là một chi tiết trang trí quan trọng trong thiết kế nội thất, giúp tạo điểm nhấn tinh tế và nâng tầm không gian sống. Việc thi công phào cổ trần đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và am hiểu kỹ thuật để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như độ bền lâu dài. Trong bối cảnh nhu cầu làm đẹp nhà ở ngày càng cao, quy trình thi công phào cổ trần ngày càng được chú trọng và đầu tư bài bản hơn. Hãy cùng An Thịnh Tiến tìm hiểu chi tiết về thi công phào cổ trần dưới bài viết này nhé!
1. Phào cổ trần là gì?
Phào cổ trần là gì?
Phào cổ trần còn gọi là phào chỉ góc trần, là một loại vật liệu trang trí nội thất được sử dụng để che đi khe hở giữa tường và trần nhà, đồng thời tạo điểm nhấn thẩm mỹ cho không gian. Nó giúp che đi những khuyết điểm trong quá trình thi công và mang lại vẻ đẹp hoàn thiện, sang trọng cho ngôi nhà.
Thực tế khi lắp trần giả như trần gỗ hay phào góc trần nhựa, thì cần phải trừ ra một khoảng để trần có thể giãn nở, đàn hồi, điều này cũng chính là lý do tạo nên khuyết điểm lớn khiến không gian nhà bị mất thẩm mỹ do có một khoảng trống giữa trần và tường. Do đó, phào cổ trần là một loại vật liệu trang trí nội thất rất quan trọng, không thể thiếu nếu muốn không gian đẹp hoàn hảo. Với họa tiết và hoa văn được thiết kế tinh tế,giá phào cổ trần pu nhựa, phào cổ trần nhựa nano như mảnh ghép còn thiếu tạo nên vẻ đẹp hoàn thiện cho ngôi nhà.
2. Phào cổ trần có công dụng gì?
Phào cổ trần có công dụng gì?
Che đi khuyết điểm: Khi thi công, thường có những khoảng trống hoặc khe hở tại vị trí tiếp giáp giữa tường và trần. Phào cổ trần giúp che đi những khuyết điểm này, làm cho không gian trở nên gọn gàng và hoàn hảo hơn.
Tạo điểm nhấn thẩm mỹ: Phào cổ trần có nhiều kiểu dáng, mẫu mã và màu sắc khác nhau, giúp tạo ra các đường chỉ trang trí, làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian nội thất.
Bảo vệ bề mặt: Phào cổ trần có thể giúp bảo vệ bề mặt tường và trần khỏi những va chạm hoặc tác động từ bên ngoài, đặc biệt là ở các góc cạnh.
Kết hợp với các loại trần: Phào cổ trần thường được sử dụng kết hợp với các loại trần giả như trần gỗ, trần nhựa, la-phông để tạo sự liền mạch và hài hòa cho không gian.
Tạo phong cách: Phào cổ trần có thể được lựa chọn theo nhiều phong cách khác nhau, từ cổ điển đến hiện đại, giúp thể hiện cá tính và gu thẩm mỹ của gia chủ.
3. Các loại phào cổ trần
3.1. Phào cổ trần nano
Phào cổ trần nano
Phào cổ trần nano là loại phào hiện đại được sản xuất từ vật liệu nhựa PVC hoặc PS phủ lớp nano bóng mịn, chống bám bẩn và ẩm mốc hiệu quả. Với thiết kế tinh xảo, nhẹ và dễ thi công, phào cổ trần nano không chỉ mang lại vẻ đẹp sang trọng cho không gian trần nhà mà còn đảm bảo độ bền, không cong vênh hay mối mọt theo thời gian. Đây là lựa chọn lý tưởng cho các công trình nhà ở, biệt thự, khách sạn hay showroom cao cấp.
3.2. Phào cổ trần nhựa
Phào cổ trần nhựa
Phào cổ trần nhựa là dòng vật liệu trang trí được sử dụng phổ biến trong thi công trần nhà, nhờ vào đặc tính nhẹ, bền và dễ thi công. Với bề mặt mịn, đa dạng mẫu mã và hoa văn, phào cổ trần nhựa giúp che khuyết điểm tại các điểm tiếp giáp giữa trần và tường, đồng thời tạo điểm nhấn thẩm mỹ cho không gian nội thất. Loại phào cổ trần nhựa cũng có khả năng chống ẩm, chống mối mọt và phù hợp với nhiều phong cách thiết kế từ cổ điển đến hiện đại.
3.3. Phào cổ trần PS
Phào cổ trần PS
Phào cổ trần PS (Polystyrene) là loại phào trang trí được làm từ nhựa xốp cao cấp, nổi bật với trọng lượng nhẹ, bề mặt bóng mịn và khả năng chống ẩm mốc, mối mọt vượt trội. Nhờ công nghệ phủ film hiện đại, phào cổ trần PS có nhiều mẫu mã sang trọng, dễ dàng thi công và phù hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất, từ tân cổ điển đến hiện đại. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn nâng tầm thẩm mỹ không gian sống mà vẫn đảm bảo tính bền vững và tiết kiệm chi phí.
3.4. Phào cổ trần PU
Phào cổ trần PU
Phào cổ trần PU (Polyurethane) là loại vật liệu trang trí cao cấp, được ưa chuộng nhờ độ bền cao, khả năng chống ẩm, chống mối mọt và dễ dàng uốn cong theo nhiều kiểu dáng trần khác nhau. Với bề mặt sắc nét, hoa văn tinh xảo và trọng lượng nhẹ, phào cổ trần PU mang đến vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp cho không gian nội thất. Đây là lựa chọn lý tưởng cho các công trình yêu cầu tính thẩm mỹ cao như biệt thự, khách sạn, nhà hàng hay nhà ở phong cách cổ điển, tân cổ điển.
4. Cách lắp phào trần nhựa
Dưới đây là cách lắp phào trần nhựa cơ bản và dễ áp dụng, phù hợp cho các loại phào nhựa PU, PS, PVC hoặc nano:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu
Cách lắp phào trần nhựa
Dụng cụ cần thiết:
-
Thước đo, bút chì, thước góc.
-
Cưa tay hoặc máy cắt.
-
Keo chuyên dụng (keo silicon, keo AB hoặc keo dán phào).
-
Súng bắn keo.
-
Đinh bê tông, búa (nếu cần).
-
Giấy nhám và khăn sạch.
Vật liệu:
-
Phào trần nhựa (PU, PS, PVC...).
-
Bột trét hoặc silicon trám khe.
-
Sơn (nếu cần chỉnh màu sau khi thi công).
Bước 2: Đo và cắt phào
-
Đo kích thước chiều dài tường cần lắp.
-
Cắt phào theo kích thước tương ứng. Với góc trong, góc ngoài, cắt vát 45 độ để nối khớp thẩm mỹ.
Bước 3: Gắn phào lên trần
Cách lắp phào trần nhựa
-
Bôi keo chuyên dụng lên mặt sau của thanh phào.
-
Dán phào lên vị trí đã định, dùng tay ấn nhẹ để bám chắc.
-
Có thể dùng thêm đinh bê tông cố định nếu phào lớn hoặc trần bê tông thô.
Bước 4: Xử lý mối nối và hoàn thiện
-
Dùng keo trám hoặc silicon để lấp các khe hở giữa các đoạn phào hoặc giữa phào và trần.
-
Lau sạch keo thừa, chờ khô rồi có thể sơn phủ lại nếu cần cho đồng màu.
5. Hướng dẫn thi công phào cổ trần
5.1. Bước 1: Lựa chọn phào cổ trần phù hợp
Hướng dẫn thi công phào cổ trần
Trước khi tiến hành thi công phào cổ trần thì ta cần lựa chọn loại phào phù hợp với các vật dụng nội thất xung quanh. Phào cổ trần là vật liệu trang trí nổi lên bề mặt tường phẳng, nằm tại điểm nối giữa tường và trần. Phào che khuất khuyết điểm của tường/ trần, cho vẻ đẹp công trình được hoàn thiện.
Hiện nay, phào chỉ được chế tạo bởi nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Trước mắt, phào cổ trần nhựa pvc hay ps được sử dụng phổ biến nhất bởi độ bền và tính thẩm mỹ. Quý Khách nên lựa chọn màu sắc và hình dáng mẫu phào cổ trần phù hợp với thiết kế, màu sắc chủ đạo của công trình.
5.2. Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ và vật tư thi công phào cổ trần
Hướng dẫn thi công phào cổ trần
Đo đạc công trình thi công phào cổ trần để ước tính số lượng phào cần đặt. Tại mỗi bức tường, trừ hao một khoản do cắt góc tầm 12 - 24 cm. Dụng cụ hỗ trợ lắp đặt phào cổ trần bao gồm:
- Dụng cụ đo (thước dây, thước đo góc).
- Bút đánh dấu (bút chì hoặc bút bi).
- Keo chuyên dụng.
- Keo silicon sữa.
- Máy cắt.
- Súng bắn đinh.
- Bột trét.
5.3. Bước 3: Tiến hành đo đạc, cắt ghép khi thi công phào cổ trần
Hướng dẫn thi công phào cổ trần
Đầu tiên, sử dụng thước dây đo đạc trần rồi mới đo đạc phào cổ trần. Sau đó, đánh dấu vị trí cần cắt trên mặt sau của phào để tiến hành cắt thật chính xác. Đối với phào chỉ chứa họa tiết hoa văn thì cần chú ý các chi tiết ghép nối sao cho hoa văn liền mạch.
Công đoạn cắt cần chú ý tỉ mỉ vì lắp phào phải đặt nghiêng theo góc tường và khớp theo mối nối. Góc cắt tùy thuộc vào công trình nhưng vị trí góc vuông bắt buộc phải cắt theo góc 45 độ. Tại các điểm nối thẳng thì nên cắt theo góc 30 độ, góc cắt này sẽ giúp điểm nối giữa 2 phào được liền mạch hơn.
Sử dụng máy cắt bằng cách xoay bàn cắt theo chiều kim đồng hồ một góc theo yêu cầu, ví dụ như 45 độ. Lúc này, tay trái giữ chặt thanh phào chỉ đặt trên bàn cắt, tay phải kéo lưỡi cưa xuống cắt phào. Máy cắt đảm bảo phào chỉ được cắt nghiêng 1 góc chuẩn xác, không lệch.
5.4. Bước 4: Lắp đặt phào cổ trần lên tường và ghép nối
Hướng dẫn thi công phào cổ trần
Sau khi cắt thanh phào theo kích thước chuẩn, ta sẽ lắp đặt phào cổ trần vào vị trí tương ứng. Sử dụng súng bắn đinh để cố định phào lên bề mặt công trình.
Đặc biệt, tại vị trí ghép nối, ghép góc 2 thanh phào với nhau cần bôi một lớp keo dán sắt mỏng. Kế tiếp, bắn đinh vào vị trí tiếp giáp giữa 2 thanh.
Cuối cùng, dùng keo silicon sữa bôi đều hai mép phào. Ngoài ra, có thể bơm keo vào mặt sau thanh phào trước khi ốp lên tường để tăng độ chắc chắn.
5.5. Bước 5: Xử lý vị trí ghép nối khi thi công phào cổ trần
Hướng dẫn thi công phào cổ trần
Các khuyết điểm gây ra bởi thao tác bắn đinh và lắp ghép có thể xử lý bằng bột trét. Sử dụng bột trét trắng để che phào cổ trần trắng hoặc trộn thêm màu vào bột trét để đồng bộ với phào có màu. Dùng thêm giấy nhám làm mịn vị trí trét bột là quá trình thi công phào cổ trần đã hoàn tất.
Hướng dẫn thi công phào cổ trần với đầy đủ các bước phía trên sẽ giúp mọi người tự lắp đặt phào một cách chuyên nghiệp. Nhà phân phối vật liệu trang trí An Thịnh Tiến Plastic là đơn vị cung cấp phào chỉ nhựa chất lượng. Bộ sưu tập phào chỉ An Thịnh Tiến đa dạng, hỗ trợ cải tạo công trình hoàn mỹ nhất.
6. Gía phào cổ trần nhựa nano
Gía phào cổ trần nhựa nano
Giá phào cổ trần nhựa nano hiện nay dao động từ khoảng 35.000VNĐ - 90.000VNĐ mỗi mét, tùy thuộc vào kích thước, kiểu dáng và chất liệu bề mặt. Các loại phào bản nhỏ (3 - 5 cm) thường có giá rẻ hơn, trong khi các mẫu bản lớn, phủ film giả gỗ hoặc họa tiết nổi sẽ có giá cao hơn. Đây là lựa chọn phổ biến trong trang trí trần nhà nhờ tính thẩm mỹ cao, nhẹ, dễ thi công và chống ẩm tốt.
7. Cách cắt góc phào trần nhựa nano
Cắt góc phào trần nhựa nano là bước quan trọng để lắp đặt phào trần khớp và đẹp, nhất là ở các vị trí góc trong và góc ngoài. Dưới đây là hướng dẫn cắt góc phào trần nhựa nano chuẩn:
Cắt góc trong (góc vuông tường trong nhà) - Góc 45 độ
Cách cắt góc phào trần nhựa nano
-
Đặt mặt sau của phào (mặt áp vào tường) úp xuống mặt bàn cắt.
-
Canh phào sao cho đường cắt nghiêng 45 độ.
-
Hai thanh phào khi ghép lại sẽ tạo thành một góc 90 độ vừa khít.
Cắt góc ngoài (góc lồi ra ngoài) - Góc 45 độ
Cách cắt góc phào trần nhựa nano
Cắt ngược lại với góc trong:
-
Thanh bên trái cắt nghiêng từ trong ra ngoài.
-
Thanh bên phải cắt nghiêng từ ngoài vào trong.
Kiểm tra trước khi lắp:
-
Ghép hai đoạn phào lại trước khi dán để đảm bảo khớp kín, không hở mép.
-
Nếu hở nhẹ, có thể dùng keo silicon hoặc bột trét phào để xử lý mối nối.
8. Địa chỉ cung cấp phào cổ trần chất lượng, uy tín
Địa chỉ cung cấp phào cổ trần chất lượng, uy tín
Hiện tại, An Thịnh Tiến Plastic là nhà máy sản xuất, cung cấp phào chỉ, tấm ốp, lam sóng hàng đầu Việt Nam. Sở hữu dây chuyền sản xuất hiện đại, đội ngũ nhân công có tay nghề, kho hàng lớn, đa dạng mẫu mã sản phẩm, vị trí thuận tiện cho việc vận chuyển hàng an toàn, nhanh chóng, An Thịnh Tiến Plastic rất mong có thể đồng hành cùng Quý Khách hàng trong quá trình tạo nên một không gian sống chất lượng.
Quý khách hàng, Quý đối tác và nhà phân phối có nhu cầu hợp tác có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 0975217088 hoặc địa chỉ nhà máy sản xuất tại Km số 7, Quốc Lộ 1A, Hoàng Đông, Duy Tiên, Hà Nam.
Bạn có thể tham khảo về ý nghĩa phong thủy màu xám và những điều thú vị liên quan đến màu xám.
CÔNG TY CỔ PHẦN AN THỊNH TIẾN PLASTIC
Địa chỉ: Km số 7, Quốc Lộ 1A, Hoàng Đông - Duy Tiên - Hà Nam
Hotline: 0975217088
Email: anthinhtienplastic@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/ATTPLS/
Hướng dẫn thi công phào cổ trần chuyên nghiệp
Saturday,
19/07/2025
Ý nghĩa phong thủy màu xám và những điều thú vị liên quan đến màu xám
Friday,
18/07/2025
Phong thủy màu trắng trong thiết kế nội thất quan trọng như thế nào?
Thursday,
17/07/2025
Các bước thi công tấm nhựa ốp tường chi tiết và an toàn
Wednesday,
16/07/2025