Chia sẻ cách lát sàn gỗ chi tiết

Saturday, 11/01/2025 0

Lát sàn gỗ là một cách tuyệt vời để nâng cấp không gian sống, mang lại vẻ đẹp tự nhiên, sang trọng và cảm giác ấm áp cho ngôi nhà. Với sự đa dạng về vật liệu, từ sàn gỗ tự nhiên đến gỗ công nghiệp, việc lựa chọn và lát sàn gỗ phù hợp không chỉ nâng cao giá trị thẩm mỹ mà còn tạo sự thoải mái và bền bỉ theo thời gian. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách lát sàn gỗ, từ khâu chuẩn bị, lựa chọn vật liệu đến các bước thi công đúng kỹ thuật để đảm bảo sàn gỗ được lắp đặt chắc chắn, bền đẹp và dễ dàng bảo trì. Cho dù bạn là người yêu thích tự làm hay muốn hiểu rõ quy trình để giám sát đội thi công, bài viết của An Thịnh Tiến này sẽ giúp bạn nắm được những thông tin cơ bản và mẹo hữu ích về cách lát sàn gỗ nhất.

1. Ưu điểm khi lát sàn gỗ

cách lát sàn gỗ

Ưu điểm khi lát sàn gỗ

Sàn gỗ mang lại như có khả năng điều hòa không khí, mát về mùa hè, ấm về mùa đông.

Sử dụng gỗ lát sàn đang dần là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình bởi những tính năng mà gỗ ván lát sàn mang lại như có khả năng điều hòa không khí, mát về muà hè, ấm về mùa đông,... Hơn nữa, sàn nhà bằng gỗ sẽ tăng thêm vẻ sang trọng và khẳng định giá trị cho ngôi nhà đẹp của mỗi gia đình.

Ưu điểm nổi trội của sàn gỗ là làm cho căn nhà đẹp hơn bởi các loại gỗ có màu sắc và các loại vân phong phú, đa dạng. Bề mặt gỗ trơn, bóng và mịn giúp căn nhà mang phong cách sang trọng, hiện đại, sạch sẽ và mát mẻ, rất thích hợp nằm ngủ trên sàn, không cần dùng giường.

Sàn gỗ không những có độ bền, vững chắc như sàn gạch, sàn đá mà nhiều loại gỗ ván lát sàn còn có các tính năng đặc biệt như có khả năng điều hòa không khí, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, bề mặt không bị đọng nước khi thời tiết nồm, chống trầy xước, thấm nước,... Nhiều loại ván sàn công nghiệp được cải tiến và chịu được độ ẩm lên đến 80%, có thể lau chùi bằng giẻ ẩm thường xuyên.

2. Trước khi lát sàn gỗ cần chuẩn bị gì?

cách lát sàn gỗ

Trước khi lát sàn gỗ cần chuẩn bị gì?

Công đoạn chuẩn bị trước khi lát sàn gỗ vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình lát sàn cũng như chất lượng của sàn trong suốt quá trình sử dụng. Bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Mặt phẳng sàn chuẩn bị lắp đặt phải khô ráo và được vệ sinh sạch sẽ.
  • Đặt hộp ván sàn chưa mở nắp tại khu vực lắp đặt trước 48 giờ đồng hồ.
  • Khoảng cách giữa sàn gỗ và chân tường cần duy trì tối thiểu 15mm. Khoảng cách này sẽ được che lại bằng phào sau khi kết thúc lắp đặt.
  • Khi chiều dài mặt phẳng lắp đặt vượt quá 7 mét thì bạn nên sử dụng nép nối.
  • Nhiệt độ phòng khi lắp đặt tối thiểu là 18 độ C, độ ẩm phòng tối đa là 75%.

3. Cách lát sàn gỗ chi tiết

3.1. Bước 1: Kiểm tra và xử lý bề mặt

Trước khi thực hiện cách lát sàn gỗ, bạn cần phải chắc chắn bề mặt nền được phẳng, đã được xử lý những chỗ gồ ghề để chúng thật phẳng.

3.2. Bước 2: Trải lớp lót sàn

cách lát sàn gỗ

Cách lát sàn gỗ chi tiết

Lớp lót sàn đóng vai trò quan trọng, đảm bảo chống hút ẩm ngược từ dưới sàn nhà vào tấm ván đồng thời cũng giúp hạn chế tiếng ồn cho sàn gỗ trong quá trình sử dụng.

Trải bề mặt có tráng nilon của tấm lót xuống mặt dưới và đặt cách chân tường khoảng 40mm.

Dùng băng keo để dính giữa 2 lớp lớt với nhau hoặc đặt chúng chồng lên nhau.

3.3. Bước 3: Thực hiện lắp đặt sàn gỗ

Bắt đầu thực hiện ghép các tấm ván sàn từ vị trí góc trái của căn phòng. Lưu ý lát theo chiều của nguồn sáng để làm nổi vân gỗ. Các mép nối đầu mỗi thanh gỗ sẽ được ghép so le với nhau.

Duy trì khoảng cách giữa mép chân tường với sàn gỗ và khoảng cách giữa các tấm ván sàn gỗ đồng đều (khoảng 10mm) để ghép mộng cho tấm cuối cùng. Đồng thời khoảng cách này cũng đã được tính toán chi tiết, là khoảng cách an toàn để sàn gỗ có thể giãn nở khi điều kiện thời tiết thay đổi.

3.4. Bước 4: Kết thúc cách lát sàn gỗ

cách lát sàn gỗ

Cách lát sàn gỗ chi tiết

Bước cuối cùng trong quá trình cách lát sàn gỗ đó chính là sử dụng nẹp để kết thúc sàn với tấm ghép cuối cùng.

Che kín khoảng cách giữa tấm ván cuối cùng và chân tường bởi phào chân tường hoặc nẹp kết thúc.

3.5. Bước 5: Lắp phào chân tường

Để có thể đảm bảo tính thẩm mỹ cho toàn bộ không gian sống, bạn có thể sử dụng phào gỗ MDF phủ vân gỗ. Khi lắp ghép, sử dụng đinh chuyên dụng để cố định phào với chân tường. Cuối cùng, bạn có thể tiến hàng kiểm tra lại toàn bộ sàn, tra keo silicon vào các khe hở sát với từng và khung cửa.

4. Lát sàn gỗ có những loại nào?

4.1. Cách lát sàn gỗ tự nhiên

Cách lát sàn gỗ tự nhiên đúng kỹ thuật, thường thực hiện then các bước sau đây:

Bước 1: Xử lý bề mặt nền

cách lát sàn gỗ

Cách lát sàn gỗ tự nhiên

Trước khi lát sàn cần phải xử lý bề mặt sàn sao cho sạch và bằng phẳng, tránh sàn gồ ghề ảnh hưởng đến quá trình lắp đặt và sử dụng cách lát sàn gỗ tự nhiên sau này.

Bước 2: Trải lớp xốp lót

Trải lớp xốp lót mỏng lên bề mặt sàn để giảm lực tác động từ sàn gỗ vào nền giúp khi di chuyển không phát ra tiếng động và tránh ẩm, tăng độ bền của sàn gỗ.

Bước 3: Lắp đặt sàn gỗ

cách lát sàn gỗ

Cách lát sàn gỗ tự nhiên

Sau khi đã chuẩn bị nền và trải xốp lót, người thợ sẽ tiến hành thi công lắp đặt sàn gỗ. Trong quá trình lát sàn đòi hỏi tay nghề của thợ để sàn gỗ có độ chính xác và tính thẩm mỹ cao, lượng gỗ hao hụt trong thi công nhỏ.

4.2. Cách lát sàn gỗ công nghiệp

Bước 1: Vệ sinh mặt nền

cách lát sàn gỗ

Cách lát sàn gỗ công nghiệp

Dọn sạch sẽ bề mặt sàn cần lát sàn gỗ, loại bỏ các điểm gồ ghề, các cục xi măng hoặc bột thạch cao rơi vãi. Nếu lát sàn gạch men cũ thì hãy dọn hết đồ đạc ra ngoài, quét sạch bụi bẩn, xử lý những chỗ sàn gạch bị vỡ nứt.

Bước 2: Trải xốp lót

Trải xốp lót xuống dưới sàn, nên dùng xốp lót nilon có độ dày từ 2-3mm nếu lát sàn cho chung cư, còn nếu lát sàn cho nhà riêng ở tầng 1 thì nên chọn xốp tráng bạc dày 3mm.

Bước 3: Lát sàn

cách lát sàn gỗ

Cách lát sàn gỗ công nghiệp

Bạn cần xác định được kiểu lát sàn, thông thường thì chúng ta sẽ lát tấm gỗ dọc theo chiều ánh sáng, ưu tiên theo chiều dài của căn phòng. Chúng ta sẽ lát so le 16-25cm, lát kiểu này sẽ giúp hao gỗ ít nhất. Ngoài ra, bạn có thể lát kiểu 50 - 50 để cho sàn nhà đẹp hơn nhưng kiểu này sẽ khá hao gỗ nên ít người lựa chọn.

Bước 4: Thi công cách lát sàn gỗ công nghiệp

Bạn bắt đầu đặt dọc tấm sàn gỗ sát tường theo chiều dài của căn phòng. Bạn hãy dùng các miếng gỗ kê vào mép gỗ sát tường sao cho tấm gỗ cách tường từ 8 đến 10mm.

5. Cách lót sàn gỗ trên nền gạch

Lót sàn gỗ trên nền gạch là một phương pháp phổ biến, giúp nâng cấp không gian mà không cần loại bỏ sàn gạch cũ. Dưới đây là các bước chi tiết để lót sàn gỗ trên nền gạch đúng kỹ thuật.

Dưới đây là cách lót sàn gỗ trên nền gạch:

Bước 1: Kiểm tra và chuẩn bị bề mặt nền gạch

cách lát sàn gỗ

Cách lót sàn gỗ trên nền gạch

Kiểm tra độ phẳng:

  • Sử dụng thước dài hoặc thước nivo để kiểm tra xem bề mặt gạch có phẳng hay không.
  • Nếu nền gạch bị lồi lõm (độ lệch lớn hơn 2mm), cần làm phẳng bằng vữa xi măng hoặc hợp chất tự san phẳng.

Kiểm tra độ chắc chắn của gạch:

  • Gạch bị nứt, vỡ hoặc bong tróc cần được thay thế hoặc trám lại.

Vệ sinh sạch sẽ:

  • Loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ hoặc tạp chất trên bề mặt gạch bằng máy hút bụi và khăn ẩm.

Bước 2: Lắp đặt lớp lót chống ẩm

Lựa chọn lớp lót phù hợp:

  • Dùng xốp foam hoặc cao su non để giảm tiếng ồn, tạo lớp đệm và chống ẩm từ nền gạch.
  • Nếu khu vực có nguy cơ ẩm cao (như tầng trệt hoặc nhà gần nguồn nước), nên sử dụng lớp lót có khả năng chống thấm tốt hơn.

Trải lớp lót:

  • Trải foam theo chiều ngang hoặc dọc, đảm bảo các mép lót chồng lên nhau khoảng 2 - 3cm hoặc dán kín mép bằng băng keo.

Bước 3: Lắp đặt sàn gỗ

cách lát sàn gỗ

Cách lót sàn gỗ trên nền gạch

Tạo khe giãn nở:

  • Chèn các thanh giữ vào mép tường để tạo khe giãn nở từ 10 - 12mm, giúp sàn gỗ co giãn khi thay đổi nhiệt độ và độ ẩm.

Lắp đặt hàng sàn đầu tiên:

  • Đặt các tấm sàn gỗ theo chiều dài của căn phòng.
  • Nối các tấm bằng khớp âm-dương hoặc dùng keo dán nếu sàn gỗ yêu cầu.

Lắp đặt các hàng tiếp theo:

  • Lắp từng hàng sàn bằng cách nối khớp với hàng trước đó.
  • Dùng búa cao su để gõ nhẹ, đảm bảo các khớp nối chặt khít.

Cắt và lắp hàng cuối cùng:

  • Đo và cắt các tấm gỗ ở hàng cuối cùng sao cho vừa khít với không gian còn lại.

Bước 4: Hoàn thiện

Lắp len chân tường:

  • Gắn len chân tường để che đi khe giãn nở và tăng tính thẩm mỹ.

Gắn nẹp kết thúc:

  • Sử dụng nẹp kết thúc ở các khu vực chuyển tiếp, như giữa phòng có độ cao sàn khác nhau hoặc tại cửa ra vào.

Vệ sinh sàn:

  • Lau sạch sàn bằng khăn mềm ẩm để loại bỏ mùn gỗ và bụi bẩn.

6. Các kiểu lát sàn gỗ

Lát sàn gỗ không chỉ là việc lắp đặt mà còn mang tính thẩm mỹ cao, tạo điểm nhấn cho không gian. Dưới đây là các kiểu lát sàn gỗ phổ biến, cùng với đặc điểm và ứng dụng của từng kiểu:

6.1. Các kiểu lát sàn gỗ - Kiểu lát sàn thẳng

cách lát sàn gỗ

Các kiểu lát sàn gỗ - Kiểu lát sàn thẳng

Cách thực hiện:

  • Các tấm sàn được lát song song, đều đặn, theo cùng một hướng, thường là chiều dài của căn phòng.

Đặc điểm:

  • Đơn giản, cổ điển, dễ thực hiện.
  • Tạo cảm giác căn phòng dài và rộng hơn.

Ứng dụng:

  • Phù hợp với mọi không gian, đặc biệt là những căn phòng có thiết kế hiện đại hoặc diện tích nhỏ.

6.2. Các kiểu lát sàn gỗ - Kiểu lát xương cá

cách lát sàn gỗ

Các kiểu lát sàn gỗ - Kiểu lát xương cá

Cách thực hiện:

  • Các tấm sàn được lắp đặt theo góc 90°, tạo thành các hình chữ "V" liên tiếp.

Đặc điểm:

  • Mang lại vẻ sang trọng, độc đáo và cổ điển.
  • Tạo hiệu ứng thị giác, làm nổi bật không gian.

Ứng dụng:

  • Phù hợp với các không gian lớn, như phòng khách, hành lang hoặc nhà hàng sang trọng.

6.3. Các kiểu lát sàn gỗ - Kiểu lát hình giỏ đan

cách lát sàn gỗ

Các kiểu lát sàn gỗ - Kiểu lát hình giỏ đan

Cách thực hiện:

  • Các tấm sàn được lắp thành từng khối vuông nhỏ hoặc hình chữ nhật đan xen nhau, giống như một giỏ đan.

Đặc điểm:

  • Tạo cảm giác nghệ thuật, độc đáo.
  • Cân bằng giữa cổ điển và hiện đại.

Ứng dụng:

  • Thích hợp cho không gian cần điểm nhấn, như sảnh chờ, hành lang hoặc phòng làm việc.

6.4. Các kiểu lát sàn gỗ - Kiểu lát chữ V

cách lát sàn gỗ

Các kiểu lát sàn gỗ - Kiểu lát chữ V

Cách thực hiện:

  • Các tấm sàn được cắt vát 45° ở hai đầu, sau đó ghép lại thành hình chữ "V" liền mạch.

Đặc điểm:

  • Cao cấp và thẩm mỹ hơn kiểu xương cá nhờ sự liền mạch ở các đường nối.
  • Phức tạp hơn trong thi công.

Ứng dụng:

  • Thích hợp cho không gian sang trọng, mang phong cách cổ điển hoặc tân cổ điển.

7. Nên lát sàn gỗ dọc hay ngang

cách lát sàn gỗ

Nên lát sàn gỗ dọc hay ngang

Nên lát sàn gỗ dọc hay ngang? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ của không gian và tuổi thọ của công trình. Việc lát sàn gỗ đòi hỏi 1 quy trình cẩn thận và được thực hiện nghiêm khắc, đúng kỹ thuật vì chỉ có 1 chút sai sót cũng làm ảnh hưởng tới toàn bộ không gian.

Bề mặt vân gỗ có nhiều đặc trưng và đường nét khác nhau, mỗi viên gạch cũng có hoạ tiết được in ấn đa dạng, vì vậy, hướng đặt cũng phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của người thợ và cách bố trí cụ thể của không gian phòng. Bạn có thể lựa chọn ngang - dọc tùy vào vị trí của phòng và sao cho phô được tối đa vẻ đẹp của mặt sàn. 

Thực chất, không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi lát sàn gỗ dọc hay ngang này vì chiều ngang hay chiều dọc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mỗi mẫu sàn đều được mô phỏng theo 1 dạng khác nhau.

8. Cách lót sàn nhựa giả gỗ

8.1. Kiểm tra vệ sinh mặt bằng

cách lát sàn gỗ

Cách lót sàn nhựa giả gỗ

  • Bạn cần kiểm tra mặt bằng thi công xem có lồi lõm, gồ ghề, mất bằng phẳng không. Nếu bị lồi lõm, bạn phải xử lý ngay. Bạn có thể cán lại mặt sàn hoặc dùng búa để xử lý trong cách lót sàn nhựa giả gỗ. 
  • Dùng chổi vệ sinh nền nhà sạch sẽ, quét sạch bụi bẩn.
  • Chuẩn bị các dụng cụ để lót sàn như kéo, cưa, dao cắt, máy cắt phào, ke, thước, búa, máy lu, keo dán sàn (đối với sàn nhựa giả gỗ dán keo).
  • Dùng dụng cụ đo đạc, ước tính số tấm sàn cần dùng. Một trong những phương pháp có thể sử dụng để tính toán là phương pháp tính cắt sàn truyền thống trong cách lót sàn nhựa giả gỗ. Ước tính được số lượng sàn cần dùng sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí.
  • Đối với sàn nhựa không có lớp đệm, trước khi lắp bạn nên trải xốp lên bề mặt nền trước. Tốt nhất là sử dụng loại xốp cao su có độ dẻo dai, không dễ rách.

8.2. Định vị tấm đầu tiên

cách lát sàn gỗ

Cách lót sàn nhựa giả gỗ

  • Hàng 1: Lấy 1 tấm sàn nhựa còn nguyên đưa từ bên trái vào sát cạnh tường.
  • Cắt 1 tấm sàn nhựa khác làm 2 phần: 1/3 và 2/3. 
  • Hàng 2: Lấy 2/3 tấm vừa cắt ghép với tấm nguyên ở hàng 1.
  • Hàng 3: Lấy  1/3 tấm vừa cắt đưa vào sát tường và ghép với tấm nguyên.

8.3. Ốp tấm tiếp theo vào tấm đầu tiên

cách lát sàn gỗ

Cách lót sàn nhựa giả gỗ

  •  Để nghiêng tấm sàn 30 – 45 độ.
  • Lắp các tấm sàn nhựa tiếp theo vào cho đến hết hàng.
  • Đến cuối hàng nếu khe thừa nhỏ, không vừa một tấm thì đưa một tấm nguyên vào đo. Tiếp theo, cắt tấm sàn nhựa cho vừa và lắp nối tiếp sát tường trong cách lót sàn nhựa giả gỗ.

8.4. Đặt phào chân tường

cách lát sàn gỗ

Cách lót sàn nhựa giả gỗ

  • Kiểm tra xem khoảng cách giữa sàn và mép tường đã được chưa. Khoảng cách tốt nhất là từ 1 mm đến 2 mm.
  • Sau đó, đóng phào nẹp kỹ xung quanh chân tường và kết thúc quá trình lót sàn nhựa giả gỗ. Sử dụng phào chân tường hoặc len để trang trí sẽ giúp bảo vệ sàn, làm sàn đẹp hơn và tăng tính thẩm mỹ.

Lát sàn gỗ không chỉ là một công việc cải thiện không gian sống mà còn mang lại giá trị thẩm mỹ, sự sang trọng và thoải mái cho ngôi nhà. Việc lựa chọn kiểu lát, chuẩn bị bề mặt, và thi công đúng kỹ thuật là những yếu tố quan trọng để đảm bảo sàn gỗ bền đẹp theo thời gian.

Bạn có thể tham khảo về tổng hợp các mẫu tấm lót sàn nhựa ngoài trời mới nhất.

CÔNG TY CỔ PHẦN AN THỊNH TIẾN PLASTIC

Địa chỉ: Km số 7, Quốc Lộ 1A, Hoàng Đông, Duy Tiên, Hà Nam, Hà-Nam, Việt Nam

Hotline: 0975217088 

Email: anthinhtienplastic@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/ATTPLS/

Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gửi email cho chúng tôi
Liên hệ