-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
20+ Cách xử lý tường bị bong tróc, ngấm nước hiệu quả
Thursday,
16/05/2024
0
Hiện nay, có rất nhiều cách xử lý tường bị bong tróc giúp phục hồi nhà ở hay công trình của bạn. Để chấm dứt tình trạng tường nhà bị ngấm nước, bong tróc sao cho hiệu quả nhất thì hãy cùng An Thịnh Tiến Plastic tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Những lý do khiến tường nhà bị ngấm nước
Tường nhà bị ngấm nước và bong tróc có lẽ là tình trạng không quá hiếm gặp tại những đất nước có khí hậu ẩm như Việt Nam. Dưới đây là một vài lý do khiến cho tường bị bong tróc
1.1 Tường nhà bị ngấm nước do quá trình thi công ẩu
Tường nhà bị ngấm nước do quá trình thi công ẩu
Một số vấn đề gây thấm nước tường do chất lượng thi công kém:
- Sử dụng cát xây dựng không đạt tiêu chuẩn khiến tường dễ xuống cấp. Bề mặt tường dễ bị tổn hại, tạo điều kiện cho nước mưa thâm nhập vào bên trong.
- Bê tông có tính giãn nở và đàn hồi, nếu thợ thi công thiếu kinh nghiệm và làm không đúng kỹ thuật, tường rất dễ bị nứt.
- Quá trình xây dựng nền móng không đảm bảo độ chắc chắn có thể gây mất cân bằng cho ngôi nhà, dẫn đến nguy cơ sụt lún và thấm nước.
- Cách xử lý tường nhà mới xây bị thấm nước của thợ không hiệu quả, làm tình trạng càng trở nên nghiêm trọng.
1.2 Do vật liệu xây dựng không đáp ứng đủ chất lượng
Do vật liệu xây dựng không đáp ứng đủ chất lượng
Một số tình huống thấm nước xảy ra do công trình không được chống thấm từ đầu. Đặc biệt là nhà vệ sinh, đây là nơi thường xuyên tiếp xúc với nước dẫn đến hư hỏng các thiết bị vệ sinh bên trong.
Việc sử dụng vật liệu chống thấm kém chất lượng làm cho các mao mạch trong tường bị nứt và hở. Điều này khiến kết cấu tường bị hỏng, dễ dàng cho nước mưa thấm vào bên trong.
1.3 Do hệ thống thoát nước không đúng kỹ thuật
Những lý do khiến tường nhà bị ngấm nước
Trong các ngôi nhà có hệ thống thoát nước và ống nước lắp đặt cho nhà tắm, nhà vệ sinh và bếp, có thể xảy ra tình trạng thấm nước vào tường. Khi các đường ống bị hỏng hoặc lắp đặt không đúng kỹ thuật, tường nhà sẽ bị ảnh hưởng.
Mức độ thấm nước sẽ khác nhau tùy vào từng ngôi nhà. Có nhà chỉ bị những vết loang lổ, gây mất thẩm mỹ trong khi những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể khiến nước chảy thành giọt xuống sàn, gây ra tình trạng ẩm ướt và trơn trượt.
1.4 Ngôi nhà xuống cấp do không thường xuyên bảo dưỡng
Những lý do khiến tường nhà bị ngấm nước
Sau một thời gian dài sử dụng, tường nhà có thể bắt đầu xuất hiện các vết nứt nhỏ hoặc lớn và những mảng bong tróc. Những khuyết điểm này làm cho tường trở nên dễ thấm nước hơn, đặc biệt là trong những ngày mưa.
1.5 Do mưa nhiều
Những lý do khiến tường nhà bị ngấm nước
Tường nhà bị ẩm mốc và ngấm nước chủ yếu là do ảnh hưởng của thời tiết mưa nhiều. Xi măng và cát, hai vật liệu chính trong xây dựng tường, có khả năng hút nước cao, dẫn đến tình trạng ẩm mốc.
Khi thời tiết khô ráo và nắng nóng, tường nhà sẽ luôn khô thoáng do không có nước mưa thấm vào. Tuy nhiên, vào những ngày mưa, tình trạng ngấm nước của tường sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Hậu quả khi tường nhà bị bong tróc
Chắc chắn hậu quả mà để lại của những bức tường bong tróc, phồng rộp hay ẩm ướt là không hề đơn giản. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bức tường mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của bạn.
2.1 Công trình nhanh chóng xuống cấp
Công trình nhanh chóng xuống cấp
Nếu bức tường xuất hiện các vết nứt ở nhiều chỗ và không được chống thấm kịp thời, công trình sẽ nhanh chóng xuống cấp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm.
2.2 Công trình thiếu tính thẩm mỹ
Công trình thiếu tính thẩm mỹ
Tường thấm nước dẫn đến nguy cơ mọc rêu và mốc cao. Các vết ố vàng loang lổ cũng xuất hiện, làm giảm giá trị thẩm mỹ của công trình.
Người sống trong ngôi nhà bị nhiễm mốc trong thời gian dài sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là các bệnh ngoài da và vấn đề hô hấp.
2.3 Tiềm ẩn nguy cơ sụt lún, cháy nổ
Nhà mới xây bị thấm nước có nguy cơ cao gây cháy nổ. Nước thấm vào các khu vực có ổ điện có thể ảnh hưởng đến dòng điện, làm hỏng thiết bị điện và dẫn đến chập điện, thậm chí gây cháy nổ.
2.4 Ảnh hưởng đến sức khỏe
Khu vực tường bị thấm nước thường ẩm mốc hơn so với phần còn lại của căn phòng, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Điều này có thể dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, hen suyễn và nấm da.
3. Các cách xử lý triệt để tình trạng tường bị bong tróc, phồng rộp
Tình trạng bong tróc, phồng rộp là không hiếm thấy tuy nhiên cũng có rất nhiều cách xử lý sơn từng bị bong tróc. Một trong số đó có thể kể đến như cách xử lý sơn sùi bằng miếng ốp, cách xử lý tưởng bị phồng rộp bằng sơn chống thấm,...
3.1 Cách xử lý tường bị ẩm bong tróc với tấm nhựa ốp tường
Cách xử lý sơn tường bị bong tróc bằng tấm ốp tường
Trong thời gian gần đây, những miếng ốp tường nhựa ngày càng trở nên phổ biến hơn và xuất hiện nhiều hơn các công trình kiến trúc nhà ở, khu đô thị,...
Tấm nhựa ốp tường có rất nhiều mẫu mã bắt trend như tấm ốp giả gỗ, tấm ốp tự nhiên, tấm ốp giả đá,... cho bạn thoải mái lựa chọn mà không lo bong tróc. Bởi tấm ốp này vốn đã được làm từ chất liệu nhựa và chắc chắn tình trạng bong tróc sẽ không bao giờ xảy ra với chúng.
3.2 Cách xử lý tường nhà mới xây bị ngấm nước với sơn chống thấm
cách xử lý tường bị ẩm bong tróc bằng sơn chống thấm
Sơn chống thấm dạng nước là một giải pháp hiệu quả để bảo vệ bề mặt tường nhà khỏi sự thấm nước do nhiều nguyên nhân như mưa, hỏng hóc đường ống nước, v.v. Đồng thời, sơn chống thấm cũng làm tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, tạo ra không gian đẹp mắt và ấn tượng hơn.
3.3 Cách xử lý tường bị nức thấm nước với chất phụ gia chống thấm
Cách tiếp cận này trong việc ngăn ngừa thấm nước mang lại hiệu quả cao và duy trì được trong thời gian dài. Bằng cách sử dụng chất chống thấm dạng bột, ta có thể pha trộn nó với vữa hoặc bê tông để ngăn ngừa sự thấm nước. Để thực hiện, chỉ cần pha bột với nước theo tỷ lệ đúng, sau đó dùng chổi để phủ lớp chất chống thấm vừa hòa lên trên bề mặt bê tông.
3.4 Cách xử lý tường bị nứt thấm nước bằng hóa chất dạng lỏng
Cách xử lý tường bị phồng rộp với hóa chất dạng lỏng
Chất chống thấm dạng lỏng được nhiều chủ xây dựng ưa chuộng vì khả năng ngăn chặn thấm nước hiệu quả. Bạn có thể kết hợp chất này với vữa trong quá trình thi công để đảm bảo hiệu quả chống thấm. Kết quả, tường nhà sẽ được bảo vệ khỏi sự thấm nước, giảm nguy cơ tường ẩm, nấm mốc, và mùi hôi khó chịu.
4. Lưu ý khi khắc phục tình trạng tường nhà bị ngấm nước
Ngoài những cách xử lý khi tình trạng bong tróc đã quá tồi tệ thì những cách khắc phục dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh trước khi ngôi nhà trở nên xập xệ hay xuống cấp hơn.
4.1 Gia cố thêm hệ thống thoát nước
Xử lý tường vôi bị bong cách với hệ thống thoát nước
Đều đặn kiểm tra hệ thống thoát nước và khắc phục sự cố kịp thời là điều cần thiết. Hệ thống thoát nước hoạt động không tốt có thể tạo điều kiện cho tình trạng thấm tường. Sử dụng loại phễu thoát sàn phù hợp giúp tránh tắc nghẽn đường ống trong những cơn mưa lớn.
4.2 Sử dụng vật liệu xử lý đúng cách
Chọn lựa vật liệu chống thấm chính hãng và chất lượng cao là quyết định quan trọng. Đồng thời, việc sử dụng vật liệu xây dựng đúng cách cũng cần được quan tâm. Việc chọn loại sỏi xây dựng phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo tính cấu trúc cho quá trình thi công tường nhà.
4.3 Xử lý đối với tường nhà cũ
Tường bị bong tróc có dán giấy dán tường được không
Với tường nhà cũ, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thấm dột thường là do xuất hiện các dấu hiệu xuống cấp như bề mặt bong tróc, rạn nứt, v.v., cho thấy tường đã bị thấm nước bên trong nhiều. Để khắc phục tình trạng này, quy trình cơ bản bao gồm các bước sau:
Bước 1: Loại bỏ lớp vữa bị ẩm và mốc
- Đảm bảo bề mặt tường được chà sạch, loại bỏ hoàn toàn các lớp vữa bị ẩm, mốc hoặc bẩn thừa.
- Sử dụng máy hơi hoặc máy xịt nước áp lực để xịt sạch bụi bẩn và các vật thể lạ trên bề mặt tường sau khi đã chà sạch.
- Không để lại bất kỳ vết ẩm hay bụi bẩn nào trên bề mặt tường trước khi tiến hành công việc sửa chữa.
Bước 2: Xử lý bề mặt mới
- Cạo sạch lớp sơn bong tróc, mốc, hoặc bụi bẩn bằng bàn chải cứng, tránh để lại những vết loang lổ trắng hay đen.
- Sử dụng hóa chất tẩy rửa và diệt rêu mốc để rửa sạch khu vực bị thấm. Đây là bước quan trọng để ngăn chặn vi khuẩn và nấm mốc tái phát khi thời tiết ẩm ướt kéo dài.
4.4 Xử lý đối với tường nhà mới
Để ngăn chặn tình trạng thấm nước cho tường nhà mới, có thể áp dụng bột trét tường chuyên dụng cho bề mặt ngoài. Sau đó, làm phẳng và đánh bóng bề mặt tường. Tiếp theo, sơn một lớp sơn lót trước khi sơn lớp sơn chống thấm để đảm bảo tường kín khít.
Đối với trường hợp tường hoặc trần bị ố vàng, sử dụng sơn chống thấm tường khô nhanh trong khoảng 1-2 giờ để khắc phục tình trạng thấm nước. Nếu nguyên nhân thấm nước bắt nguồn từ vết nứt trên mái, hãy sử dụng hỗn hợp xi măng, cát và chất chống thấm để trám vết nứt từ trên mái xuống với độ dày khoảng 1cm.
Trong trường hợp tường đã được trang trí và bị thấm, có thể sử dụng gỗ nhựa chống ẩm để ốp lên vị trí bị thấm. Điều này không chỉ tạo điểm nhấn thẩm mỹ cho ngôi nhà mà còn giúp ngăn chặn hiện tượng thấm nước hiệu quả.
Xử lý đối với tường nhà mới
Xử lý triệt để tình trạng tường bong tróc sẽ giúp "hồi sinh" cho ngôi nhà của bạn và giúp cho ngôi nhà như khoác lên một diện mạo mới. Hy vọng qua bài viết này, các độc giả của An Thịnh Tiến Plastic đã lưu lại được nhiều cách xử lý tường bị bóc tróc nhất và hiệu quả nhất cho đặc thù ngôi nhà của mình.
5. Xử lý dán tường bị bong tróc
Xử lý dán tường bị bong tróc
5.1. Nguyên nhân dán tường bị bong tróc
Sau một thời gian sử dụng giấy dán tường sẽ mất đi độ dính và bị bong hoặc hở. Một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng dán tường bị bong tróc này có thể kể tới như:
- Dùng sản phẩm kém chất lượng. Ở đây chúng tôi muốn nói tới cả việc giấy hoặc keo hoặc cả 2 đều không chất lượng.
- Dùng lượng keo nhiều vượt mức cho phép. Đây là một trong những lý do khiến giấy dán tường bị bong phổ biến. Dán tường bị bong tróc không phải cứ dùng nhiều là sẽ tốt nó sẽ gây lãng phí và khiến giấy dễ bị bong vì khi dán phần lớn keo sẽ bị đẩy ra bên ngoài.
- Quá trình thi công bị lỗi. Đầu tiên là do việc pha keo, xử lý bề mặt tường, quá trình dán giấy không đạt tiêu chuẩn.
5.2. Cách xử lý dán tường bị bong tróc ít
Cách xử lý dán tường bị bong tróc ít
Nếu giấy dán tường bị bong tróc ít thì xin chúc mừng bạn. Chỉ với 3 bước đơn giản bạn đã khắc phục hoàn toàn hư hỏng này.
Bước 1: Dùng một miếng bọt biển nhúng vào nước. Sau đó, nhẹ nhàng thấm đều bề mặt keo. Điều này giúp lớp keo ẩm hơn.
Bước 2: Quét đều một lớp keo mới bên trên lớp cũ (nhớ là quét mỏng thôi). Việc này cần làm một cách tỉ mỉ nếu không khi dán giấy dán tường lại sẽ rất xấu.
Bước 3: Loại bỏ những vết keo thừa còn sót lại. Để làm được điều này rất dễ. Bạn chỉ cần lấy một miếng bọt biển sạch và lau nhẹ nhàng.
5.3. Cách xử lý dán tường bị bong tróc nhiều
Cách xử lý dán tường bị bong tróc nhiều
Bước 1: Lấy một miếng bọ biển sạch chà lên bề mặt giấy. Khi làm tới các mép, rìa thì nên chú ý một chút.
Bước 2: Quét keo đều (đã chuẩn bị sẵn từ trước) vào mặt sau giấy và vào tường.
Bước 3: Dán giấy. Khi dán nhớ phải nhẹ nhàng, từ từ và vuốt theo chiều từ trên xuống.
Bước 4: Loại bỏ hết keo thừa. Sau khi dán xong mà thấy có bọt khí thì nên dùng con lăn để ép chỗ đó xuống.
Bước 5: Để khô trong khoảng 24 tiếng. Trong lúc này tránh việc bóc ra để thử xem giấy đã bám dính vào tường hay chưa.
6. Cách xử lý tường sơn bị sùi
Cách xử lý tường sơn bị sùi
Nếu như mảng tường bị thấm, hư hỏng từ bên trong. Ví dụ như do tường nhà bị nứt, do lớp vữa trát bị bong tróc… thì cần cách xử lý tường sơn bị sùi tiến hành đục và sửa lại mảng tường bị hỏng.
Bước 1. Khoan lớp vữa trát trên gạch
Sử dụng máy khoan tường để loại bỏ sạch lớp vữa trát trên gạch của tường nhà bị mốc. Công đoạn này cần tiến hành cẩn trọng, cách xử lý tường sơn bị sùi có kinh nghiệm và không được nóng vội. Khoan dần dần từng mảng nhỏ để không ảnh hưởng đến kết cấu của toàn bộ công trình.
Bước 2. Khoan lớp mạch vữa
Tiếp tục sử dụng máy khoan để khoan sâu vào trong lớp mạch vữa của tường gạch, độ sâu khoảng 1cm – 1,5cm.
Bước 3. Vệ sinh sạch sẽ
Làm sạch toàn bộ mạch vữa, loại bỏ các mảnh vụn còn sót lại.
Bước 4. Trát lại mạch vữa
Pha trộn cát, vôi và xi măng theo tỉ lệ mác thích hợp. Cách xử lý tường sơn bị sùi có thể pha theo tỉ lệ mac 75, nước và sika latex 50 + 50 trộn vào lớp vữa. Sau đó trát lên các vị trí mạch vữa vừa được đục. Miết lớp vừa đều và phẳng bằng mép gạch.
Cách xử lý tường sơn bị sùi
Bước 5. Trát lại tường nhà
Để lớp mạch vữa khô hẳn rồi tiến hàng vệ sinh tường và trát lại tường nhà bằng lớp xi măng mới. Dùng bàn chà nhám đề đảm bảo bề mặt tường được nhẵn mịn trong cách xử lý tường sơn bị sùi.
Bước 6. Quét hồ dầu
Sử dụng hồ dầu quét 02 lớp lên bề mặt tường mới. Sau khi lớp hồ dầu khô thì bạn dùng sika chống thấm pha với nước & xi măng theo tỉ lệ 1 : 1 : 4. Quét lớp chống thấm này lên bề mặt tường.
Bước 7. Trát lại
Để lớp Sika chống thấm khô hẳn, tiếp tục pha vữa với tỉ lệ mac 75 trát toàn bộ phần tường lại một lần nữa. Sau nước này, cách xử lý tường sơn bị sùi có thể sơn lại tường bị bong tróc theo quy trình ở dưới.
7. Keo xử lý tường bị bong tróc
Keo xử lý tường bị bong tróc
Keo vá tường chống thấm, xử lý vết nứt siêu nhanh siêu bền: với chất kết dính cực kỳ bền chắc, chịu được nước, chống thấm vô cùng tuyệt vời giúp giải quyết những khó khăn cho gia đình bạn một cách nhanh chóng. Ngoài ra, khi sử dụng keo còn khả năng kháng nước hoàn hảo nên cho dù thời tiết có xấu các vết trám đó cũng sẽ không bị hư hỏng trở lại.
Đặc điểm nổi bật của keo xử lý tường bị bong tróc:
Chỉ sau vài phút xử lý mọi vết nứt và độ ẩm, mốc đã được xử lý triệt để .
Keo xử lý tường bị bong tróc siêu tốc không chỉ kết dính tốt sản phẩm còn có thể chịu đựng tốt các tác nhân thời tiết như mưa, nắng, hay thậm chí là bão.
Chất keo màu trắng, phù hợp với những gam màu tường sáng thông dụng hiện nay ở các gia đình
Sản phẩm có khả năng kháng nước cao, những bức tường đã bị thấm làm các vết sơn bong tróc dù đã phủ sơn nhiều lần vẫn không có tác dụng. Keo xử lý tường bị bong tróc thông minh sẽ giải quyết ngay khó khăn mà bạn đang gặp phải.
Sau khi được xử lý keo sẽ chết cứng giống như xi măng ,tạo ra độ cứng khoẻ để chống chịu được các tác nhân thời tiết.
Keo xử lý tường bị bong tróc
Công dụng của keo xử lý tường bị bong tróc:
Keo vá tường đa năng được làm từ nhựa epoxy và chất trám có cường độ cao có khả năng phục hồi lại tường bị nứt, bong tróc sơn, xóa vết ố vàng, keo xử lý tường bị bong tróc giúp tường nhà bạn luôn như mới.
Keo xử lý tường bị bong tróc chịu được thời tiết khắc nghiệt và tia UV. Cách sử dụng vô cùng đơn giản và hiệu quả, bạn chỉ cần trát keo vào tường và đợi khô là đã có thể lấp đầy các vết nứt nẻ trên tường, vết ố bám lâu ngày.
Keo vá tường có khả năng ngăn các hoạt chất bảm bẩn và nấm mốc xâm hại đến bề mặt tường nhà trong thời gian lâu từ 20-25 năm. Giúp mang lại diện mạo mới cho ngôi nhà của bạn vừa đẹp và sạch sẽ khang trang như mới xây xong.
8. Bột trét tường bị bong tróc
Nguyên nhân bột trét tường bị bong tróc là do thợ kỹ thuật chưa tốt. Chưa làm sạch kỹ bề mặt tường. Khi tường chưa được làm sạch kỹ thì sẽ giảm độ bám dính. Trong khi xây nhà, thợ đã bả khi độ ẩm chưa đạt tiêu chuẩn. Theo các chuyên gia thì khi dùng máy đo độ ẩm Protimeter đo dưới 16% thì là điều kiện tốt để thi công.
Bột trét tường bị bong tróc
Cách xử lý bột trét tường bị bong tróc:
Biện pháp tốt nhất để khắc phục bột trét tường bị bong tróc chính là cạo bỏ lớp bả và bột cũ còn dính lại. Lưu ý là cần phải cạo sạch hoàn toàn. Sau khi rũ bỏ được lớp bả ta sẽ dùng giấy nhám để đánh mịn và vệ sinh tường.
khâu vệ sinh tường rất quan trọng, nên chúng ta phải thổi bụi thật sạch. để đảm báo cho các bước tiếp theo.
Biện pháp phòng ngừa bột trét tường bị bong tróc
Bảo đảm bề mặt tượng được khô ráo, độ ẩm thích hợp dưới 16%.
Xử lý triệt để các khu vực bị thấm nước.
Sử dụng những dòng sơn có chất lượng tốt và độ bám dính cao.
Hạn chế sơn tường khi nhiệt độ của tường quá cao.
Vệ sinh sạch sẽ bề mặt, vị trí trộn hồ vữa trước khi tiến hành thi công.
Chỉ sơn lớp tiếp theo khi lớp sơn cũ khô hoàn toàn.
9. Nguyên nhân tường bị ẩm mốc bong tróc
Nguyên nhân tường bị ẩm mốc bong tróc
Tường bị ẩm mốc bong tróc xuất hiện do nhiều nguyên nhân tác động trực tiếp và gián tiếp. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp khiến tường nhà bị ẩm mốc:
- Ngôi nhà nằm trong vùng khí hậu có đặc điểm ẩm ướt quanh năm tường bị ẩm mốc bong tróc, chịu tác động của mưa gió và nước ngập.
- Rò rỉ hệ thống nước trong nhà, gây ẩm cho tường.
- Thi công và xây dựng nhà không đạt chuẩn, trộn vữa hồ sai tỉ lệ.
Nguyên nhân tường bị ẩm mốc bong tróc
- Tường bị ẩm mốc bong tróc không sơn chống thấm cho tường hoặc chất lượng sơn kém.
- Nhà cũ đã sử dụng trong nhiều năm, tường bị ẩm mốc bong tróc do đó khả năng chống thấm giảm đi.
- Máy lạnh bị chảy nước hoặc có đường ống nước nứt vỡ và rò rỉ, gây ẩm cho tường.
Bạn có thể tham khảo thêm phong cách nội thất taiwan - Làm mới không gian của bạn.
CÔNG TY CỔ PHẦN AN THỊNH TIẾN PLASTIC
Địa chỉ: Km số 7, Quốc Lộ 1A, Hoàng Đông, Duy Tiên, Hà Nam, Hà-Nam, Việt Nam
Hotline: 0975217088
Email: anthinhtienplastic@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/ATTPLS/
Cung Thiên Bình là gì? Thiên Bình hợp với cung nào?
Friday,
22/11/2024
Cung Xử Nữ sinh tháng mâý và Xử Nữ hợp với cung nào?
Friday,
22/11/2024
Song Ngư hợp với màu gì mang lại tài lộc, may mắn
Thursday,
21/11/2024
Bạch Dương hợp với cung nào trong 12 cung hoàng đạo
Wednesday,
20/11/2024